Kiến Thức - Kỹ Năng

Công dụng của mật ong trong ẩm thực và chữa bệnh

02-07-2018

Mật ong là nguyên liệu quen thuộc trong đời sống, được sử dụng như một phương thuốc dân gian hoặc làm nguyên liệu cho các món ăn thêm hấp dẫn, bắt mắt. Vị ngọt, sánh của mật ong được dùng thay thế đường giúp các thức uống dễ hòa tan. Mật ong cũng được dùng làm nước xốt cho nhiều món nổi tiếng của châu Âu.

Những món ăn được chế biến với mật ong luôn có màu sắc và hương vị thơm ngon đặc trưng. Đặc biệt trong những ngày hè mưa nắng thất thường, nhiều người bị thời tiết ẩm ương mà trở bệnh thì mật ong được dùng làm phương thuốc chữa cảm hiệu quả. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về mật ong cũng như công dụng của loại nguyên liệu này để biết cách sử dụng hiệu quả nhé.

Cách pha trà hoa đậu biếc vạn người mê

Công dụng của mứt trong làm bánh và pha chế

 

Mật ong được dùng trong ẩm thực và chữa bệnh

Mật ong được ứng dụng nhiều trong ẩm thực và chữa bệnh (Ảnh: Internet)

Mật ong là gì?

Mật ong là chất ngọt do ong lấy từ mật hoa hoặc dịch tiết từ bộ phận sống khác trên cây chế tạo ra, qua quá trình chuyển hóa từ mật hoa sang mật ong từ dạ dày mật của ong rồi bảo quản (đã đạt độ chín) trong bánh tổ mật. Mật ong có vị ngọt đậm, dạng lỏng sánh, thường có màu vàng hổ phách đậm, không lên men. Mật ong càng để lâu càng đậm màu. Song phải biết cách bảo quản để dưỡng chất trong mật ong không bị hao hụt hoặc kết tinh. Bạn nên chứa mật ong trong lọ thủy tinh, cho tiếp xúc với nước hoặc phơi bên ngoài, đậy kín lọ và tránh để gần những chai lọ đựng gia vị hoặc hương liệu vì mật ong có thể hút mùi.

Phân loại mật ong

Dựa vào nguồn gốc, mật ong có 2 loại là mật ong rừng (từ các loại ong tự nhiên) và mật ong nuôi (từ các gia đình nuôi ong lấy mật). Dù là loại nào cũng nên dùng mật ong nguyên chất, nghĩa là mật ong không bị pha trộn các tạp chất khác ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng.

Mật ong được chia thành nhiều loại

Mật ong được chia thành nhiều loại (Ảnh: Internet)

Mật ong cũng có nhiều loại có màu sắc khác nhau, có loại mật ong trong, có loại màu vàng nhạt, có loại đậm màu. Mật ong rừng do tạo thành từ nhiều loại hoa nên thường có màu đậm hơn so với mật ong nuôi. Mật ong còn được phân loại theo tên của các loại hoa mà con ong hút mật như mật ong hoa cà phê, mật ong hoa vải, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa tràm, mật ong hoa rừng… Mỗi loại có hương vị đặc trưng của loại hoa mà nó lấy mật.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của mật ong

Mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chứa đường Fructose, glucose, nhiều vitamin như vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12, C, và khoáng chất như canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm…, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Tùy loại mật ong mà tỉ lệ các chất này khác nhau. Các loại mật ong rừng lấy từ mật nhiều hoa có lượng vitamin, khoáng chất phong phú hơn mật ong đơn hoa (mật ong hoa cà phê, hoa nhãn, hoa vải…) Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường, có hương vị thơm hấp dẫn hơn, được dùng thay thế đường trong làm bánh, pha chế thức uống, kết hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc chữa bệnh.

Mật ong giải cảm

Những ngày hè mưa nắng thất thường, nhiều người bị ho cảm và mật ong gừng được xem là một liều thuốc kháng sinh cực hiệu quả để trị ho, giải cảm.

Nước gừng mật ong là phương thuốc giải cảm

Nước gừng mật ong là phương thuốc giải cảm rất tốt (Ảnh: Internet)

Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng. Kết hợp gừng với mật ong giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm, giảm khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon. Vì vậy những lúc trở trời, có dấu hiệu bệnh cảm, hãy làm một ly trà gừng với công thức đơn giản sau.

Cách làm mật ong gừng giải cảm

Nguyên liệu

- 1 muỗng canh mật ong - 1 nhánh gừng tươi - Nước ấm đã đun sôi 300ml

Cách làm

- Cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập

- Cho gừng vào cốc, đổ nước nóng đã đun sôi vào cốc, để khoảng 10 phút cho gừng ngấm nước.

- Khi nước hạ nhiệt độ nhưng vẫn còn ấm, cho mật ong vào, lấy muỗng khuấy đều cho hòa tan. Bạn đã có ly nước mật ong gừng cay the, ngọt lịm để thưởng thức. Khi thấy biểu hiện của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi hay rát họng, bạn nên uống hỗn hợp này 2 lần/ngày vào buổi sáng (sau khi ăn) và buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Chỉ sau khoảng 1-3 ngày, bạn sẽ hết cảm cúm. Khi cảm thấy đỡ hoặc khỏi hẳn, bạn vẫn nên uống thêm trong 1-2 ngày nữa (mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn) để tăng cường sức để kháng, tránh bị cúm trở lại. Bạn có thể cho nhiều mật ong và gừng hơn tùy theo khẩu vị song song với tỉ lệ nước song không được cho nhiều quá sẽ gây nóng vì gừng có tính ấm, nóng. Không nên cho mật ong ngay sau khi đổ nước sôi vào, sẽ mất chất dinh dưỡng, giảm tác dụng của mật ong. Nên uống khi nước còn ấm, không nên để nguội hẳn rồi mới uống hoặc cho đá vào sẽ không còn tác dụng. Cũng không được hòa mật ong và gừng với nước lạnh sẽ không có tác dụng và làm bệnh nặng hơn.

Mật ong trong ẩm thực

Mật ong là chất ngọt tự nhiên và tốt hơn đường nên được tận dụng vị ngọt thanh để chế biến nhiều món ăn ngon. Mật ong tạo mùi vị thơm ngon cho các món nướng, giúp món nướng trở nên mềm mịn, bóng bẩy đẹp mắt. Vì vậy, mật ong thường được dùng trong các món vịt quay, gà quay, sườn nướng, ức vịt nướng, cánh gà nướng, bò nướng xiên và cả rau củ nướng.

Gà nướng mật ong bóng bẩy, giòn rụm

Gà nướng mật ong bóng bẩy, giòn rụm (Ảnh: Internet)

Khi tẩm ướp các món nướng với mật ong không cần thêm đường, khi nướng để lửa nhỏ hay nhiệt độ lò nướng thấp để tránh khét. Khi thịt nướng đã chín đều mới phết lên bề mặt một lớp mật ong để tạo màu sắc bóng bẩy đẹp mắt. Ngoài các món nướng, kho, mật ong còn được sử dụng nhiều trong các món súp và món hầm, giúp cân bằng vị cay trong các món súp cay, giúp cho thịt và rau củ nhanh mềm hơn.

Mật ong có thể làm át đi hương vị của nhiều thực phẩm khác, nên chỉ cần cho một ít mật ong trong các món hầm thông thường, không dùng nó với các món súp có hương vị đặc biệt. Ngoài ra, mật ong được dùng làm các món ăn ngon như mật ong trứng gà, đậu phộng rim mật ong, mứt vỏ cam mật ong, tổ yến sào chưng mật ong, ô mai chanh muối mật ong, vịt quay tẩm mật ong, cá cơm rim mật ong, bánh mì nướng mật ong, chuối nướng mật ong, tôm sốt mật ong, bánh quy bơ mật ong, thịt heo chiên giòn tẩm mật ong, thịt ba chỉ kho mè mật ong, bánh rán mật ong, cánh gà rán mật ong, sườn chay rim mật ong. Bên cạnh đó, mật ong còn dùng pha với dấm trộn salad rau củ, thêm với nước xốt để kích thích vị giác.

Tổ yến sào chưng mật ong

Tổ yến sào chưng mật ong thơm ngon bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Trong làm bánh, mật ong dùng để thay thế đường khi làm các loại bánh nướng, muffin, flan, pudding…, giúp bánh trở nên mịn màng, giữ được lâu hơn nhờ tính hút ẩm và cân bằng độ ẩm của mật ong. Vì tính axit trong mật ong có thể cao hơn so với bột bánh nên khi làm bánh, người ta thường cho thêm chút bột baking soda để giúp cho bánh mau nở. Mật ong còn dùng làm pha chế các thức uống hấp dẫn như Trà sữa mật ong, chanh leo mật ong, hay làm kem mật ong.

Mật ong chanh leo thơm ngon

Mật ong chanh leo thơm ngon (Ảnh: Internet)

Mật ong còn dùng để ngâm dầm trái cây, làm kẹo, làm mứt hoặc dùng để bảo quản các loại thực phẩm cần dự trữ lâu ngày. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết công dụng của mật ong trong ẩm thực, pha chế, làm bánh và chữa bệnh. Dù dùng để làm gì thì bạn cũng hãy nên chọn mật ong nguyên chất từ các thương hiệu uy tín, có xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng, mua từ những siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu chất lượng như DVP Market để nấu những món ăn ngon nhất hoặc pha chế những thức uống chữa bệnh hiệu quả.

Sản phẩm liên quan
Sản phẩm tương tự