Kinh Nghiệm Kinh Doanh

Kinh nghiệm mở quán kem kinh doanh thành công hiệu quả

26-02-2019

Kem là món tráng miệng hấp dẫn đối với cả trẻ em lẫn người lớn. Đặc biệt ở nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, các món kem mát lạnh là sự lựa chọn hàng đầu.

Những mô hình kinh doanh quán kem hiện nay rất đa dạng và phát triển, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sự cạnh tranh không quá gay gắt như các quán cafe hay trà sữa, bạn có thể bắt tay khởi nghiệm ngay một quán kem cho mình.

Mặc dù mô hình quán kem khá tương đồng với các quán nước, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số bước đặc biệt mà ĐVP Market giới thiệu sau đây.

PHẦN 1: KINH DOANH QUÁN KEM CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường quán kem

Bước quan trọng đầu tiên, bạn cần nghiên cứu thật kỹ:

  • Khách hàng mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Nhà cung cấp

Việc hiểu biết rõ các yếu tố trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường mà bạn sắp bước chân vào. Từ đó, tìm ra được con đường kinh doanh phù hợp cho bản thân. Bạn nên quan sát, phân tích từ thực tế, sau đó chắt lọc được những thông tin hữu ích: 

  • Lý do họ thành công
  • Tại sao họ lại thất bại
  • Những điểm mạnh, điểm yếu… 

Để nghiên cứu về khách hàng, bạn có thể tìm hiểu trên internet, từ những người đã có kinh nghiệm. Sau đó, kết hợp với thực tế để rút ra hành vi tiêu dùng của khách hàng như:

  • Đối tượng sử dụng kem: Khách hàng thường là nam hay nữ, độ tuổi, mức chi tiêu. Khách hàng đến quán kem thường là các bạn trẻ, học sinh sinh viên, gia đình có con nhỏ hoặc các cặp đôi.
  • Thời gian sử dụng: Thời điểm trong ngày mà họ mua kem, tần suất trung bình mỗi ngày/tuần.
  • Vị trí: Cần xem xét đặt quán trà ở gần các trường học, tòa nhà công sở, nơi làm việc hoặc khu vui chơi ăn uống.

Sau đó, bạn cần lên kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp. Bạn cần tìm được nguồn cung có nguyên liệu chất lượng, đáng tin cậy, phù hợp với mục đích kinh doanh. Sau đó lên danh sách các vật dụng, nguyên liệu cần thiết để tránh thiếu sót trong quá trình đặt hàng. Cuối cùng, cần đảm bảo nguyên liệu được giao đúng thời hạn.

2. Lập kế hoạch kinh doanh quán kem chi tiết

2.1. Mục tiêu kinh doanh

Sau khi nghiên cứu và có tầm nhìn bao quát về thị trường, bạn cần làm là viết ra rõ ràng mục tiêu, mong muốn khi khởi nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt chính xác hơn về những gì sẽ thực hiện trong tương lai. Các vấn đề cần được xem xét:

  • Thời gian thu hồi vốn
  • Doanh thu hàng tháng
  • Kế hoạch nâng cấp, mở rộng

Những mục kể trên sẽ tạo động lực, cũng như vạch ra từng bước để bạn không bị lạc lối trên con đường kinh doanh về sau. Tuy nhiên, các mục tiêu cần dựa trên thực tiễn để tránh mong muốn quá xa vời, khó thực hiện.

2.2. Xác định mô hình kinh doanh

Hiện nay có những loại hình quán kem phổ biến như:

  • Quán kem thương hiệu riêng

Mô hình kinh doanh quán kem thương hiệu riêng

Bạn có thể tự do sáng tạo mà không bị ràng buộc nếu kinh doanh theo hình thức này. Nếu kinh doanh tốt, mỗi tháng bạn có khả năng tiết kiệm một khoản không nhỏ. Nhược điểm của mô hình này nằm ở các bước đầu mới khởi nghiệp. Lúc này, quán chưa có danh tiếng và phải mất một thời gian mới có thể hồi vốn.

Tuy nhiên, chỉ cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu rõ ràng, làm tốt marketing và phục vụ sản phẩm, dịch vụ tốt, công việc kinh doanh của quán sẽ mau chóng phát triển.

  • Quán kem nhượng quyền

Mô hình quán kem nhượng quyền

Đa phần các quán kem nổi tiếng hiện nay trên thị trường đều đi theo mô hình nhượng quyền. Ưu điểm của mô hình này là bạn không phải lo về việc xây dựng thương hiệu, khi mà các quán đã có danh tiếng sẵn. Hơn nữa, bạn sẽ được hướng dẫn quy trình kinh doanh bài bản như: công thức, kinh nghiệm quản lý, nguồn cung cấp nguyên liệu...

Chính vì vậy, vốn kinh doanh của hình thức này khá cao, tùy theo mỗi hãng và vị trí mà bạn kinh doanh. Do đó, cần phân tích, lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp để việc lên kế hoạch đơn giản và hiệu quả hơn.

3. Vốn đầu tư và các chi phí cần thiết

Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu khi kinh doanh. Phân bổ chi tiêu hợp lý không chỉ giúp khởi đầu thuận lợi, mà còn là nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của quán.

3.1. Chi phí ban đầu

Các chi phí cần thiết khi bắt đầu mở một quán kem gồm:

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh

Trước hết, bạn cần hoàn thành các thủ tục đăng ký để được cấp phép mở quán. Sau đó nộp các khoản phí, bao gồm: phí thủ tục 100.000 VNĐ/lần, các loại thuế (Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân). 

Ngoài ra, nếu ngại phiền phức và muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể tìm đến các dịch vụ đăng ký hộ. Mức phí cho dịch vụ này từ 2.000.000 VNĐ.

  • Tiền mặt bằng

Chi phí mặt bằng quán kem

Tùy vào mô hình kinh doanh, yêu cầu của bạn về diện tích, vị trí quán, tiền thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Bạn cần trả tiền cọc (thường là 6 tháng hoặc 1 năm), sau đó trả tiền thuê theo tháng tùy vào thỏa thuận giữa các bên. Nếu quán có lượng khách ngồi lại lớn thì phải thêm 1 khoản phí cho bãi giữ xe.

Chi phí thiết kế

Chi phí bao gồm việc định hình phong cách cho quán, sửa chữa, sơn lại tường, nền nhà và các chi tiết khác. Nếu bạn đã có kinh nghiệm về thiết kế sửa chữa thì có thể tính toán, ước lượng ngay số tiền để mua các dụng cụ cần thiết. Nếu không, bạn nên tìm một dịch vụ hoặc đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để tránh chi tiêu không cần thiết.

Để tối ưu chi phí hơn, bạn có thể sử dụng dịch vụ thiết kế, họ sẽ lên bản vẽ kế hoạch chi tiết. Bạn có thể dựa vào bản thiết kế rồi thực hiện các bước đơn giản như sơn tường, hoặc có thể thuê ngoài ở một số công đoạn. Việc này sẽ giúp tiết kiệm một khoản đáng kể so với thuê trọn gói.

Chi phí lắp đặt cơ sở vật chất

Chi phí dùng để lắp đặt quầy, mua tủ lạnh, bàn, ghế, các dụng cụ pha chế, ly, tách…

  • Phần mềm quản lý

Các quán ăn uống, nhà hàng hiện nay đều trang bị phần mềm chuyên dụng để quản lý và vận hành quán một cách khoa học, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Phần mềm giúp quá trình đặt và gọi món được trơn tru hơn, giảm thiểu sai sót. Hệ thống thanh toán chính xác để dễ dàng kiểm soát doanh thu. Hơn nữa, phần mềm còn quản lý được nguồn hàng và kho hàng giúp việc vận hành quán trở nên dễ dàng.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ cung cấp phần mềm quản lý, chi phí khoảng từ 100.000 VNĐ/tháng hoặc bạn có thể mua trọn gói.

3.2. Chi phí duy trì

Các chi phí này bao gồm các khoản phát sinh hàng tháng như:

  • Lương nhân viên
  • Tiền điện, nước, wifi, phần mềm 
  • Các khoản thuế hàng năm: Gồm 3 loại thuế chính (Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân). Tùy vào doanh thu của quán, các loại thuế sẽ có mức đóng khác nhau.
  • Chi phí cho quảng cáo, marketing
  • Chi phí nhập nguyên vật liệu

3.3. Chi phí phát sinh

Bên cạnh các chi phí định kỳ, bạn cần dành một khoản đề phòng cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Hãy cố gắng có một khoản dự phòng để tránh rơi vào tình trạng hoang mang, ảnh hưởng đến việc quản lý quán.

4. Giấy phép kinh doanh quán kem

Đối với bất kỳ hình thức nào, bạn cũng cần hoàn tất các loại thủ tục cần thiết trước khi bắt đầu mở quán. Nếu bạn kinh doanh quán kem theo quy mô vừa và nhỏ, cần đăng ký theo dạng hộ kinh doanh cá thể.

Trong trường hợp kinh doanh theo dạng nhượng quyền, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ luật sư để bổ sung đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Phí đăng ký: 100.000 VNĐ/lần

Thủ tục đăng ký:

  • Gửi giấy đề nghị đăng ký đến cơ quan nơi đăng ký mở quán
  • Đợi xét duyệt
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau 3 ngày, có thể bổ sung, sửa đổi thông tin trong thời gian trên

5. Địa điểm mở quán kem

Các quán kem thường nằm gần các trường học, khu công sở, hoặc các địa điểm ăn uống vui chơi. Bạn nên chọn các vị trí dễ nhìn, thuận tiện cho việc đi lại. Đối với các quán có đông người ngồi lại, cần thuê thêm bãi giữ xe rộng rãi.

Bạn nên xem xét các yếu tố sau khi lựa chọn địa điểm:

  • Vị trí có dễ thấy không
  • Diện tích
  • Chi phí thuê
  • Lưu lượng khách
  • Bãi giữ xe

Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hợp đồng thuê, tốt nhất nên nhờ luật sư cố vấn để tránh các trường hợp rắc rối sau này.

6. Thiết kế quán

Thiết kế quán kem

Không gian, cách bài trí, thiết kế của quán cũng là một phần quan trọng để giữ chân khách quay lại. Nhiều quán đã trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong những tấm ảnh lung linh trên mạng xã hội. Bạn nên tìm hiểu các xu hướng mới để đưa ra phong cách thiết kế cho phù hợp. Nếu chưa có ý tưởng, bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế bên ngoài để tạo nên nét đặc trưng của quán.

Bạn cần xem xét yếu tố như màu sắc chủ đạo, từ màu sơn, nội thất, ly, chén, đến đồng phục nhân viên. Việc này tuy đơn giản nhưng làm tăng đáng kể độ chuyên nghiệp cho quán. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo cách đặt ánh sáng, vị trí công năng của từng khu vực. Bảng hiệu, logo cũng là yếu tố quan trọng tạo nên định vị thương hiệu.

7. Thực đơn

7.1. Lên thực đơn

Thành phần cốt lõi của quán kem là nằm ở thực đơn (menu). Tuy các món kem hầu như có hương vị tương tự nhau, nhưng bạn hoàn toàn có thể thêm vào một các món sáng tạo đặc biệt để có thể nổi bật hơn so với đối thủ.

Bạn có thể lập danh sách các loại kem theo chủ đề như sau:

  • Kem tự chọn: khách hàng có thể tự lựa chọn các vị kem yêu thích
  • Kem đặc biệt: kem được trang trí sẵn theo chủ đề
  • Một số quán còn có hình thức đặc biệt như lẩu kem

Các món kem trong thực đơn cần được cân bằng về giá nguyên liệu đầu vào, tránh trường hợp biến động giá có thể ảnh hưởng toàn menu. Hơn nữa, số lượng món cần hợp lý, tránh tình trạng quá nhiều làm giảm chất lượng, hoặc thiếu hụt nguyên liệu.

7.2. Thiết kế thực đơn

Thiết kế menu quán kem

Về mặt hình thức, cách sắp xếp, bố trí chữ, font chữ, màu sắc, hình ảnh cần được thực hiện tỉ mỉ. Menu cần có tên món, giá tiền, mô tả, có thể thêm vào các chi tiết như đề xuất, món bán chạy. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự chụp sản phẩm rồi sử dụng các phần mềm chỉnh sửa đơn giản như Canva, hoặc chuyên nghiệp hơn là Photoshop. 

Có nhiều dạng menu phổ biến như:

  • Menu quán kem bằng giấy: Là một trong những lựa chọn phổ biến do giá thành rẻ, dễ tùy chỉnh theo phong cách của quán. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ rách, độ bền kém.
  • Menu quán kem bằng nhựa: Menu bằng nhựa có độ bền cao, không sợ bị thấm nước, dễ vệ sinh lau chùi. Do đó, loại chất liệu này được rất nhiều cửa hàng dùng để làm thực đơn trong thời gian gần đây. Tuy vậy, loại menu này lại dễ bị trầy xước, gãy vỡ nếu bị va đập mạnh và giá thành cũng tương đối cao.

Ngoài ra, nếu quán kem của bạn trưng bày tất cả loại kem trong tủ kính lớn, bạn có thể không cần in menu cho từng bàn. Khách hàng có thể nhìn vào kem và chọn món ngay.

7.3. Xác định giá bán

Dựa vào công thức và giá nguyên liệu đầu vào, bạn có thể xác định giá vốn của thực đơn. Để tính được giá bán chính xác, ngoài giá nguyên vật liệu, bạn cần thêm vào các chi phí như tiền mặt bằng, tiền thuê nhân viên, máy móc thiết bị… Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên quan sát, tham khảo giá từ các đối thủ cạnh tranh, hoặc nhờ người có kinh nghiệm để tránh sai sót dẫn đến lỗ vốn.

8. Thuê nhân viên

Yếu tố dịch vụ cũng vô cùng quan trọng cho một quán kem. Vì vậy, để gây thiện cảm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, bạn cần tạo một quy trình nghiệp vụ bài bản. Từ việc chào hỏi, giới thiệu món, đến việc phục vụ, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Tùy vào mô hình, quy mô của quán, bạn có thể thuê nhân viên làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Một quán kem cơ bản cần có nhân viên chế biến, phục vụ, thu ngân và bảo vệ. Nếu quán có quy mô nhỏ, kinh phí thấp, 1 nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

9. Dụng cụ, thiết bị quán kem

Các dụng cụ, thiết bị cũng là một khoản đầu tư cần chú ý khi kinh doanh quán kem. Nếu bạn đang phân vân chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy xem những gợi ý sau nhé:

9.1. Máy làm kem

Nếu bạn có kế hoạch kinh doanh tiệm kem với quy mô vừa và lớn, bạn nên chủ động sản xuất để luôn kiểm soát được chất lượng kem. Bạn sẽ không phải phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, đồng thời đảm bảo được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn cần đầu tư một chiếc máy làm kem có đầy đủ các chức năng cần thiết. Bạn có thể tham khảo máy làm kem ở ĐVP Market:

Tuy nhiên, nếu kinh phí không cho phép, bạn có thể tìm đến các đơn vị cung cấp kem uy tín. Bạn cần lưu ý về vấn đề vệ sinh, giá cả hợp lý, giao nhận đúng thời hạn.

9.2. Tủ trưng bày kem

Đa phần các quán kem đều bảo quản và trưng bày kem để khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và chọn món, đặc biệt là mô hình kem tự chọn. Một chiếc tủ trưng bày là thiết bị không thể thiếu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu tủ trưng bày đa dạng. Dựa vào quy mô và ngân sách, bạn có thể lựa chọn các kích thước, phân khúc khác nhau.

9.3. Dụng cụ múc kem

Để lấy kem và trình bày món thì dụng cụ múc kem là vật không thể thiếu. Hơn nữa, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định lượng khi sử dụng dụng cụ múc. Các loại dụng cụ múc kem phổ biến là: Muôi múc lò xo, muôi múc cán trần...

9.4. Dụng cụ đựng kem

Các quán kem hiện nay thường sử dụng ly giấy hoặc nhựa vì tiện dụng. Bạn có thể in logo, tên quán, slogan trên thân ly để tăng nhận diện thương hiệu. Nếu bạn định hình phong cách cho quán cao cấp hơn, bạn nên sử dụng các ly thủy tinh có thiết kế độc đáo.

Các loại ly phổ biến trên thị trường hiện nay:

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung lựa chọn đựng kem bằng ốc quế. Bạn có thể nhập từ các nguồn cung cấp bên ngoài, hoặc mua máy và làm ngay tại quán

9.5. Muỗng ăn kem

Muỗng bằng nhựa rất phổ biến trên thị trường, giá thành cũng rất hợp lý. Nếu bạn bạn sử dụng ly thủy tinh thì nên mua các loại muỗng inox hoặc thủy tinh. Bạn có thể tham khảo các loại muỗng sau:

10. Nguyên liệu làm kem

Nếu quán kem của tự chế biến kem thì cần thêm một công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Còn nếu bạn nhập kem từ các đơn vị cung cấp thì vẫn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu để làm topping. Sau đây là các gợi ý của ĐVP Market:

10.1. Bột làm kem

Đây là nguyên liệu không thể thiếu khi sử dụng máy làm kem. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của máy làm kem, hoặc sáng tạo ra công thức riêng cho quán mình.

10.2. Sữa

Bên cạnh bột làm kem, sữa cũng là một trong những nguyên liệu chính để làm ra một ly kem mát lạnh.

10.3. Cream

Nguyên liệu này sẽ mang đến vị béo đặc trưng cho kem. Có nhiều loại cream khác nhau như: cream-double, mascarpone, cream ít béo... Tùy vào loại kem và công thức riêng, bạn có thể kết hợp các loại cream theo cách của mình.

10.4. Topping

Bạn có thể làm topping ngay tại quán hoặc mua các loại topping làm sẵn để tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công. Những loại topping bán sẵn hiện nay cũng rất đa dạng và chất lượng.

11. Kế hoạch marketing

11.1. Xây dựng hệ thống nhận diện

Bạn cần tạo bộ logo, menu, fanpage một cách thống nhất về phong cách và màu sắc. Sau đó xây dựng kế hoạch truyền thông một cách bài bản. Bạn có thể sử dụng các công cụ truyền thông như mạng xã hội như: Facebook, Instagram.

Các app giao hàng như Grab Food, Baemin, Foody cũng có áp dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng mới. Đối với các quán kem hướng đến giới trẻ thì cách thức tiếp thị trực tuyến này sẽ mang lại hiệu quả hơn hết.

11.2. Áp dụng các hình thức quảng cáo khác

Marketing cho quán kem

Nếu bạn dự định dành chi phí lớn cho việc marketing, bạn có thể thuê các đơn vị quảng cáo chuyên nghiệp để tiến hành các chiến dịch truyền thông, quảng cáo lớn. Nếu không, bạn có thể sử dụng các hình thức đơn giản hơn như phát tờ rơi, voucher, tặng quà khi check-in…

11.3. Khai trương

Việc khai trương quán cũng như một hình thức marketing gián tiếp. Buổi khai trương với các quà tặng hấp dẫn sẽ thu hút và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng. Bạn có thể đưa ra các chương trình như khuyến mãi, minigame, give away để hấp dẫn khách hàng.

Để chuẩn bị cho lễ khai trương, bạn cần tính toán cẩn thận và lên kế hoạch tỉ mỉ như: thời gian khai trương, số lượng khách/đơn đặt hàng, ngân sách cho việc khai trương.

PHẦN 2: VẬN HÀNH QUÁN KEM

1. Quản lý nhân viên

Cách phục vụ của nhân viên cũng chính là bộ mặt của quán bên cạnh các món kem. Họ giao tiếp với khách hàng từ lúc bước vào cho đến khi khách ra về. Các vấn đề về nhân viên bạn có thể gặp như: nhân viên nghỉ việc, nhân viên không nhiệt tình… Để khắc phục các vấn đề, bạn nên:

  • Để tránh nhân viên nghỉ đột xuất, bạn có thể giữ lương ít nhất 5 ngày.
  • Sau đó, cần chi trả lương đầy đủ, đúng thời hạn để tạo động lực cho nhân viên
  • Xây dựng hệ thống đào tạo nghiệp vụ rõ ràng, đơn giản và chính xác để nhân viên có thể hiểu và làm việc ngay lập tức

2. Quy trình nghiệp vụ

Để quán hoạt động một cách trơn tru, bạn cần thiết kế một quy trình nghiệp vụ đầy đủ, nhưng phải rõ ràng và đơn giản để nhân viên có thể ghi nhớ và làm theo. Gợi ý về một quy trình đơn giản:

  • Bước 1: Gọi món

Nhân viên ghi món mà khách order vào giấy hoặc phần mềm.

  • Bước 2: Xử lý đơn

Nhân viên pha chế thực hiện yêu cầu.

  • Bước 3: Giao món

Nhân viên cần kiểm tra xem các món đã được thực hiện đầy đủ chưa.

  • Bước 4: In hóa đơn và tính tiền

Nhân viên kiểm tra lại và in phiếu tính tiền. Sau đó thu tiền và trả tiền thối cho khách.

Ngoài các bước trên, bạn cũng phải dự trù trước các trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra. Ví dụ:

  • Khách hàng đổi/trả món
  • Khách hàng gọi thêm
  • Khách hàng chuyển bàn/chuyển khu vực
  • Khách hàng gộp/tách bàn

3. Quản lý nguồn cung

Sau khi lựa chọn các nguồn cung uy tín, bạn cần lưu ý các vấn đề như chính sách, giá cả, giấy tờ chứng từ đầy đủ để thuận tiện cho việc kiểm soát.

4. Quản lý kho hàng

Bạn cần có kho hàng để lưu trữ, bảo quản hàng hóa được tốt nhất. Đầu tiên, bạn phải thống kê số lượng hàng hóa và nhập vào phần mềm quản lý. Bạn cần liệt kê đầy đủ tên, giá cả, các khoản thu chi rõ ràng.

Sau đó, bạn cần tiến hành kiểm kê định kỳ, ít nhất 1 lần/tuần theo mẫu kiểm kê. Khi kiểm kê, bạn cần đối chiếu với tình hình thực tế tại kho.

5. Quản lý thu chi

  • Các khoản thu cần được kiểm tra vào cuối ngày

  • Các khoản chi cần được kê khai rõ ràng.

ID CODE: 0987654321

Sản phẩm liên quan
Sản phẩm tương tự