Nhắc đến bánh đúc là nhắc đến một món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân khu vực Bắc Bộ. Loại bánh này chủ yếu làm từ bột gạo hòa nước vôi trong nấu cho đặc lại và ăn kèm với nước mắm. Chỉ với nguyên liệu đơn giản thế thôi nhưng theo thời gian, bánh đúc đã trở nên phổ biến trên khắp cả nước. Người ta cũng học cách làm bánh đúc không cần vôi để món ăn ngon và giữ được hương vị thuần tự nhiên nhất.
Nếu đã từng làm bánh đúc, bạn sẽ hiểu nước vôi trong là nguyên liệu không thể thiếu giúp bánh làm ra ngon và dai hơn. Tuy nhiên việc sử dụng chúng lại gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Do đó, học cách làm bánh đúc không cần vôi sẽ giúp bạn thoải mái ăn bánh mà không lo các vấn đề trên. Đồng thời cách làm bánh đúc này lại vẫn tạo nên độ ngon vừa vặn không thua kém gì món bánh đúc truyền thống.
Bát bánh đúc nhân thịt nấm ngon đậm đà (Ảnh: Internet)
- Bột gạo tẻ: 200gram
- Bột năng: 150gram
- Thịt lợn băm: 200gram
- Nấm mộc nhĩ: 20gram
- Chanh, hành tím, rau mùi, tỏi, ớt - Gia vị: dầu ăn, muối, đường, nước mắm, bột ngọt, muối, tiêu
- Dụng cụ: dao, thớt, âu, rây lọc, nồi đáy dày, đũa, thìa, chén,…
Bánh đúc có nhiều loại khác nhau như cách làm bánh đúc chay, bánh đúc đậu lạc, bánh đúc chấm mắm tôm,… Dù sử dụng nguyên liệu nào đi chăng nữa thì một nguyên liệu không thể thiếu đó chính là bột gạo. Bánh đúc làm từ gạo nếp hay tẻ đều được, cho miếng bánh dai dai, dẻo dẻo, mềm mại ăn no ấm bụng.
Bột gạo tẻ Tài Ký 400gram (Ảnh: Internet)
Nếu không có thời gian xay gạo làm bột bánh, bạn có thể mua bột gạo Tài Ký để làm bánh nhanh hơn. Bột được xay nghiền từ gạo tẻ, đảm bảo mịn màng, dễ dàng trộn không bị dính tạp chất và không có chất hóa học độc hại. Sản phẩm được chế biến bằng công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để mua bột gạo Tài Ký 400gram, bạn hãy ghé siêu thị Đại Vạn Phát ở 259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
- Nấm mộc nhĩ đem ngâm cho nở rồi rửa sạch, băm thật nhuyễn.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và bào thành những lát mỏng.
- Tỏi ớt lột vỏ, rửa sạch và giã nhỏ.
- Rau mùi nhặt bỏ gốc rễ, lá úa rồi rửa sạch, để ráo.
- Cho vào một chiếc tô lớn gồm nấm mộc nhĩ và thịt băm cùng chút muối, đường, bột ngọt, tiêu để ướp trong khoảng 30 phút.
- Bột nếp và bột gạo tẻ bạn dùng rây để lọc cho thật đều và mịn, không bị vón cục.
- Cho hỗn hợp vào nồi cùng 1L nước khuấy đều cho tan rồi nấu trên bếp đến khi sôi. Chú ý liên tục khuấy để bột không bị vón cục và không bị dính vào đáy nồi.
- Khi bột chuyển sang màu trắng trong, hơi dính vào đũa thì cho thêm chút dầu ăn vào khuấy rồi tắt bếp, để nguội.
- Cho một ít dầu ăn vào chảo để phi thơm hành tím.
- Cho tiếp phần hỗn hợp thịt băm và nấm mộc nhĩ vào xào chín, nêm nếm lại gia vị vừa ăn.
Nấu chín phần nhân tôm thịt ăn kèm (Ảnh: Internet)
- Cho 3 muỗng nước mắm hòa cùng 3 muỗng nước ấm, 1 muỗng đường và 1/4 nước cốt trái chanh vào chén nhỏ khuấy đều làm nước chấm. Có thể cho thêm tỏi và ớt băm vào trộn đều để tăng thêm mùi vị và độ ngon của món ăn. Món bánh đúc ăn ngon nhất khi trời lạnh giúp chiếc bụng ấm hơn rất nhiều.
Cách làm bánh đúc không cần vôi còn là món lót dạ buổi sáng vô cùng dinh dưỡng cho cả gia đình. Bạn hãy lưu lại công thức thực hiện này để tự tay chuẩn bị nhé. Chúc bạn sẽ thật thành công với món bánh đúc này.