Kiến Thức - Kỹ Năng

Gạo lứt là gì? Tác dụng của gạo lứt và một số món ăn phổ biến

12-06-2018

Gạo lứt được biết đến như một loại ngũ cốc, một nguyên liệu thực phẩm tốt cho sức khỏe và dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa rõ về loại thực phẩm này và chưa hiểu đúng về công dụng của nó. Qua bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu gạo lứt là gì,  tác dụng của gạo lứtmột số món ăn phổ biến từ gạo lứt mà bạn có thể chế biến và thưởng thức tốt cho sức khỏe.

gọa lứt

Trong các bữa ăn hàng ngày, gạo trắng là loại lương thực được sử dụng nhiều để chế biến những món cơm, bún, phở, hủ tiếu… Song để đổi vị, bạn còn có thể sử dụng gạo lứt để chế biến các món ăn cũng rất ngon. Gạo lứt cũng đang được nhiều người ưa chuộng và tìm mua vì công dụng của nó đối với sức khỏe. Vậy gạo lứt là gì mà được nhiều người ưa chuộng như vậy? Chúng ta hãy xem tác dụng của gạo lứtmột số món ăn phổ biến từ gạo lứt để biết rõ hơn về loại gạo này.

Địa chỉ mua nguyên vật liệu nấu ăn uy tín chất lượng

Dầu hào là gì? Các món ăn đơn giản sử dụng dầu hào

Gạo lứt là gì

Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám màu nâu, còn màng bọc bên ngoài sau khi bỏ lớp vỏ đi, lớp vỏ này rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng. Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vị lượng như magie, canxi, sắt, selen, kali, natri… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6… Hạt gạo lứt có ba thành phần: Cám, Phôi hạt gạo, và lớp tinh bột bên trong. Lớp cám và phôi chỉ chiếm 10% trọng lượng hạt gạo lứt nhưng lại chiếm tới 65% những chất có giá trị dinh dưỡng. Lớp tinh bột bên trong chủ yếu chứa glucid có chức năng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo từng địa phương, gạo lứt còn được gọi là gạo rằn, gạo lật. 

Hiện nay trên thị trường, bạn có thể thấy nhiều loại gạo lứt khác nhau, chúng được chia thành 4 loại: gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen.

- Gạo lứt tẻ: là các loại gạo lứt của gạo trắng thông thường, nói dễ hiểu hơn là lúa của gạo trắng được xay bỏ lớp vỏ trấu.

- Gạo lứt nếp: gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống Nếp cái hoa vàng.

- Gạo lứt đỏ: là loại gạo được vun trồng sạch (không sử dụng thuốc trừ sâu). Sau quá trình xay xát, gạo sẽ được cho vào túi ép chân không. Đây là loại gạo rất tốt và phù hợp dành cho những người ăn chay, ăn kiêng mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Gạo lứt đen: là loại gạo chứa hàm lượng đường thấp nhưng lại rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật rất tốt cho sức khoẻ.

Tác dụng của gạo lứt

tác dụng của gạo lứt

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, gạo lứt rất tốt cho sức khỏe con người. Tác dụng của gạo lứt rất đa dạng: Gạo lứt có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bị xâm hại bởi gốc tự do với 120 chất chống oxy hóa, tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol. Gạo lứt cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ngăn chặn được nhiều bệnh, tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ virus và làm chậm quá trình lão hóa. Gạo lứt cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư.

Trong gạo lứt có chứa Polyphenol, tocotrienol là những thành phần có khả năng kìm hãm sự sản sinh nhanh các tế bào nguy cơ ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư gan. Chất xơ dồi dào trong gạo lứt giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh hiện tượng rối loại tiêu hóa và bệnh đường tiêu hóa. Gạo lứt có tác dụng hạn chế sự thèm ăn, giúp giảm cân hiệu quả, còn giúp điều hòa glucose, giải độc ruột kết, chuyển hóa chất béo, tăng cường trao đổi chất.

Gạo lứt cũng giúp cải thiện chức năng gan, giải độc cơ thể do các chất độc hại, giảm sỏi thận, giảm loãng xương với hàm lượng canxi cao. Gạo lứt còn có tác dụng cải thiện thị giác, giảm sự rủi ro của sự chuyển hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể. Thành phần axid béo như omega-3, omega-6, omega-9 và axit folic từ gạo lứt cũng mang lại tác dụng cải thiện thị lực của đôi mắt, giúp đôi mắt sáng hơn, khỏe mạnh hơn.

Gạo lứt còn giúp cải thiện trí óc, lấy lại tinh thần nhanh chóng, làm tan nhanh sự mệt mỏi. Ngoài ra, gạo lứt còn có công dụng làm đẹp. Phần màng của gạo lứt có tác dụng rất tốt đối với sắc đẹp phụ nữ. CoQ10, Vitamin nhóm E, Vitamin nhóm B, biotin đều là những thành phần có khả năng kiến tạo, củng cố vẻ đẹp từ bên trong cho tới làm trắng da, trị mụn của phụ nữ.

Một số món ăn phổ biến từ gạo lứt

Gạo lứt từ lâu là nguyên liệu quen thuộc để chế biến nhiều món ăn ngon. Những món ăn từ gạo lứt còn gọi là món ăn thực dưỡng. Những món ăn từ gạo lứt vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Một số món ăn phổ biến từ gạo lứt bạn có thể tự làm tại nhà đơn giản như cháo gạo lứt, cơm gạo lứt, bánh cuốn từ gạo lứt.

1. Cháo gạo lứt:

Cháo gạo lứt là món cháo bổ dưỡng với nhiều chất dinh dưỡng và vitamin từ gạo lứt. Nguyên liệu

  • 200g gạo lứt
  • 50g mè trắng
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ cải trắng
  • 1 cây boa rô
  • 100g nấm rơm
  • Gia vị: nước tương, dầu hào, dầu mè, gia vị khác

Cách làm:

Bước 1: Đun sôi một chút dầu ăn trên chảo nóng rồi cho gạo lứt vào rang chừng 10 phút. Đun sôi 1 lít nước rồi trút gạo lứt vào nồi nước đang sôi, vặn lửa nhỏ để hầm. Đây là cách nấu cháo gạo lứt ngon, giúp cháo mau chín mềm và thơm hơn.

Bước 2: Củ cải, cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Boa rô nhặt bỏ gốc rễ, lá xanh rồi bào mỏng phần thân trắng. Nấm rơm sau khi ngâm trong nước muối và rửa sạch thì cũng đem bỏ chân, cắt hạt lựu.

Bước 3: Mè rang đến khi chín có mùi thơm thì tắt bếp, trộn với một chút muối.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp với dầu mè, phi boa rô cho vàng. Tiếp đến, bạn cho cà rốt, củ cải, nấm rơm vào, nêm nước tương, hạt nêm chay và gia vị khác nếu muốn. Xào hỗn hợp trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, trút hết vào nồi cháo, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 5: Nấu cháo thêm chừng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Cháo múc ra tô, trang trí thêm rau ngò cho đẹp mắt.

 

 

Vậy là cách nấu cháo gạo lứt đã hoàn thành rồi. Món ăn này không chỉ có các chất dinh dưỡng từ gạo lứt mà còn cung cấp thêm chất xơ rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể

2. Cơm cốm gạo lứt

Cơm cốm gạo lứt thơm ngon, dễ ăn có thể dùng trong những ngày chay rất tuyệt.

Nguyên liệu

  • Gạo lứt đỏ: 300 gam
  • Đậu đỏ: 15 gam
  • Đậu xanh (mua sẵn loại đã đồ): 150 gam
  • Cốm: 200 gam
  • Rong biển: 1 miếng to bằng 1/2 bàn tay
  • Vừng, hành khô
  • Mơ muối: 1 quả (hoặc vài giọt nước mơ muối lâu năm)
  • Nghệ hoặc bột nghệ, muối hầm: 1/2 thìa cà phê.

Cách chế biến:

Bước 1: Gạo lứt, đậu đỏ vo đãi sạch. Luộc sôi đậu đỏ rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Cho gạo, đậu đỏ, mơ muối, rong biển, bột nghệ, muối hầm vào nồi áp suất với 1 lít nước rồi ngâm trong khoảng 1 – 3 giờ, sau đó vặn chặt nắp và ninh trong 15 phút, tiếp đó hạ nhỏ lửa và đun thêm 20 phút. Hạt cơm và đậu đỏ sẽ căng tròn và dẻo như xôi.

Bước 3: Cơm gạo lứt đậu đỏ, đậu xanh, cốm bày ra đĩa thành từng lớp, rải thêm hành khô lên đậu xanh, rắc chút vừng lên cơm gạo lứt.

3. Bánh cuốn gạo lứt

Bánh cuốn gạo lứt ngon, ngọt, rất béo ngậy và dễ ăn, có thể làm tại nhà cho cả gia đình thưởng thức.

Nguyên liệu: Gạo lứt, bột năng, muối. Chế biến: 

  • Gạo lứt ngâm đãi, xay nhỏ với nước vôi trong, phải xay thật mịn.
  • Cho thêm một chút muối và bột năng vào.
  • Dùng cọ phết đều dầu ăn lên chảo chống dính, đun nóng chảo. Sau đó tráng bánh trên chảo.

Gạo lứt vẫn còn phần cám, dễ trở bánh nên tráng dày hơn bánh cuốn thường một chút. Qua bài viết chúng ta đã biết gạo lứt là gì, tác dụng của gạo lứtmột số món ăn phổ biến từ gạo lứt. Để đổi vị cho bữa cơm gia đình, bạn hãy vào bếp chế biến các món ăn từ gạo lứt để có những món ăn ngon nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Chúc bạn thưởng thức được nhiều món ngon từ gạo lứt.

Sản phẩm liên quan
Sản phẩm tương tự