Làm Bánh

Cách làm bánh thuẫn chưng tết vàng ruộm

02-08-2018
Ngày Tết quê tôi, ngoài ngoài bánh chưng, bánh tét, mứt trái, bánh kẹo,… thì nhà ai cũng giữ thói quen chưng một dĩa bánh thuẫn lên bàn thờ gia tiên. Cách làm bánh thuẫn vàng ruộm, thơm phức chủ yếu nhờ vào các nguyên liệu quê giản dị như bột huỳnh tinh, bột năng, trứng vịt lại được đổ khuôn trên bếp than lửa hồng ấm áp. Mỗi lần thấy bánh thuẫn lòng lại háo hức không khí ngày Tết khôn nguôi. Bánh thuẫn khi ăn có vị mát của bột huỳnh tinh, vị ngọt thanh của đường, hương thơm thoang thoảng vị trứng và mùi vani đặc trưng. Bánh nướng vừa chín, đủ giòn nhưng không quá khô, ăn vị bùi bùi không ngán. Ở quê tôi, cách làm bánh thuẫn không chỉ là một thú vui ngày Tết mà còn là nghề tay trái khi rảnh rỗi của các bà, các mẹ. Bánh thuẫn vàng ruộm thơm phức

Bánh thuẫn vàng ruộm thơm phức (Ảnh: Internet)

Nếu bạn muốn được một lần thưởng thức hương vị thơm ngon đặc biệt của chiếc bánh này, chúng tôi xin mách nhỏ công thức sau đây.

Cách làm bánh thuẫn vàng ruộm chưng Tết

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- Bột năng: 150gram - Bột huỳnh tinh: 150gram - Trứng vịt: 4 quả - Đường trắng: 50gram - Vani: 1 thìa - Bột nở: 1 thìa - Dụng cụ: đũa, thìa, khuôn làm bánh thuẫn, âu trộn, bếp than, rây lọc inox, phới lồng,…

Hướng dẫn cách làm bánh thuẫn

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu - Dùng rây lọc để lọc bột năng và bột huỳnh tinh vào một chiếc âu rộng rồi trộn đều 2 bột này với nhau. - Cho phần bột nở ra bát và cho nước vào hòa tan. Bước 2: Trứng vịt bạn đập và để vào một chiếc âu rộng. Dùng phới lồng để đánh trứng cho thật bông đều thì cho tiếp phần đường vào đánh cho nó bông trắng lên hẳn. Đánh đều hỗn hợp trứng vịt và bột

Đánh đều hỗn hợp trứng vịt và bột làm bánh (Ảnh: Internet)

Bước 3: Cho phần bột đã chuẩn bị vào âu trứng và khuấy cho thật đều để các nguyên liệu hòa quyện đồng đều với nhau. Tiếp theo cho thêm phần bột nở và vani vào đánh cùng để tạo thành một hỗn hợp đặc quánh, không quá đặc nhưng cũng không quá lỏng. Bước 4: Nhóm bếp than và cho khuôn làm bánh thuẫn lên phía trên. Cho dầu ăn vào khuôn để tạo một lớp chống dính rồi lần lượt múc từng muỗng bột cho vào khuôn. Bước 5: Nướng bánh trong khoảng 5 phút thì dùng tăm xiên vào bánh để thử độ chín. Nếu tăm rút ra không bị dính bột tức là bánh đã chín. Bạn làm lần lượt cho đến khi hết hoàn toàn phần bột bánh. Bước 6: Bánh thuẫn sau khi chín phải để nơi ráo cho nguội với ăn. Bạn cũng có thể gói vào các hộp kín để thưởng thức dần.

Một số lưu ý khi làm bánh thuẫn

- Làm bánh thuẫn ngon nhất là nướng trên bếp than củi. Nếu không bạn có thể sử dụng lò nướng ở nhiệt độ 250℃. Khi bánh nở thì hạn xuống 100℃ và dùng tăm để kiểm tra bánh. - Nếu trường hợp bạn không có bột huỳnh tinh và bột năng thì có thể chọn mua bột mì số 8 để nướng bánh. Đây là loại bột mì đa dụng được ứng dụng nhiều trong các công thức làm bánh khác nhau. Và với công thức làm bánh thuẫn, bột mì số 8 sẽ giúp chiếc bánh có độ tơi xốp, bánh làm ra ăn không bị quá khô, lưu giữ đúng hương vị truyền thống của bánh. Bột mì đa dụng số 8

Bột mì đa dụng số 8 (Ảnh: Internet)

Độ mềm xốp của chiếc bánh sẽ phụ thuộc khá nhiều về hàm lượng protein trong loại bột được sử dụng. Đối với bột mì số 8, hàm lượng này chỉ chiếm khoảng 8 – 9%, bột có độ ẩm bảo và có lượng Gluten thấp. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại, bột mịn màu trắng dễ nhào nặn và hòa quyện với các nguyên liệu khác. Sau khi sử dụng, bạn chỉ cần buộc kín miệng túi và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm hoặc nhiệt độ cao. Bột mì đa dụng số 8 được bán rất nhiều ở siêu thị Đại Vạn Phát ở 259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Khách hàng có thể đến đây để chọn được sản phẩm uy tín và chất lượng nhất. Cách làm bánh thuẫn vàng ruộm gợi lên không khí thân thương của ngày Tết truyền thống. Đây là món quà ý nghĩa để thắp hương cho ông bà, thể hiện lòng thành kính của con cháu trước tổ tiên. Ngoài ra, bánh thuẫn thực sự là món ăn gây thương nhớ vô cùng đặc biệt với những người con xa quê.
Sản phẩm tương tự