Đối với người Á Đông nói chung, gạo là một phần của cuộc sống, là nguyên liệu chính là nên bữa cơm gia đình. Từ gạo có thể chế biến được vô số các món ngon như bún phở, bột gạo hoặc các loại bánh trái đa dạng đầy hấp dẫn. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách làm bánh gạo Việt Nam vô cùng độc đáo và thú vị.
Nếu như người Hàn Quốc nổi tiếng với món bánh gạo Tokbokki mềm dẻo cay ngọt thì người Việt Nam cũng có khá nhiều món ngon làm từ gạo. Trong đó,
cách làm bánh gạo Việt Nam bằng cơm nguội có phần đơn giảnvà dễ thực hiện nhất. Nguyên liệu chính của nó tận dụng tối đa lượng cơm thừa trong ngày trộn cùng một số loại rau củ và chiên trong chảo dầu nóng. Bánh gạo vàng ruộm, giòn tan ăn có vị đậm đà cùng mùi thơm dễ chịu. Đây đích thực là món ăn vặt sẽ khiến nhiều người phải mê mẩn.
Bánh gạo Việt Nam giòn rụm ăn rất ngon (Ảnh:Internet)
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cơm nguội
- Bột gạo nếp: 80gram
- Hạt mè: 10gram
- Ớt chuông đỏ: 1 quả
- Giò (chả)
- Đậu hũ: 2 – 3 miếng
- Dưa chuột
- Trứng gà
- Gừng, hẹ
- Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường, tương ớt,...
- Dụng cụ: dao, thớt, cây cán bột, khuôn inox, chảo, đũa, dĩa,...
Món bánh gạo Việt Nam khi làm phải đảm bảo miếng cơm mỏng, chín vàng đều, không dày không mỏng. Muốn đạt chất lượng như vậy thì rất cần một cây cán bột dài bằng gỗ. Dụng cụ này sẽ có tác dụng cán đều và mỏng phần cơm để khi chiên đảm bảo cơm vàng đều, không bị cháy sém. Nó cũng giúp người dùng đỡ vất vả và tiết kiệm thời gian nấu nướng hơn.
Cây cán bột gỗ dùng để cán cơm nguội
Bạn có thể mua
cấy cán bột ở siêu thị Đại Vạn Phát với tiêu chí bền, chắc, đẹp và hiệu quả. Đây là dụng cụ thường sử dụng trong làm bánh với kích thước dài, bề mặt bóng loáng có sơn phủ một lớp chống dính nên rất dễ sử dụng và vệ sinh. Hơn nữa, ở 2 đầu của cây cán bột được thiết kế dạng tay cầm nhỏ giúp bạn có lực cầm chắc chắn và thao tác thực hiện nhanh chóng và không gây khó chịu.
Khi sử dụng cây cán bột để cán cơm nguội, để tránh bị dính bạn có thể bọc them một lớp màng thực phẩm để đảm bảo cán mềm, nhanh và dẻo.
Hướng dẫn cách làm bánh gạo Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gạo
- Dưa leo, ớt chuông, hẹ đem rửa sạch với nước và cắt nhỏ. Ớt chuông bạn lưu ý bỏ đi phần hạt ở giữa nhé.
- Phần giò chả và đậu hũ bạn cũng cắt thành những miếng nhỏ hình hạt lựu.
- Gừng tỏi đem bóc vỏ và băm nhuyễn để ra một chiếc bát riêng.
Bước 2: Cho cơm nguội vào một chiếc âu lớn rồi cho trứng gà, dưa leo, đậu hũ, gừng, tỏi, ớt, muối, giò chả và trộn đều với nhau cho thật thấm.
Bước 3: Cho phần bột gạo vào âu và trộn đều với hỗn hợp cơm thật đều tay để các nguyên liệu thấm đều với nhau.
Bước 4: Dàn đều hỗn hợp cơm ra một mặt phẳng lớn rồi dùng cây cán bột đã lót màng bọc thực phẩm để cán hỗn hợp thật mỏng và đều.
Bước 5: Dùng khuôn nhôm để cắt hỗn hợp ra thành những miếng nhỏ bằng nhau. Lưu ý: bạn có thể sử dụng khuôn với các hình thù khác nhau để món bánh gạo thêm phần sinh động và đẹp mắt.
Bước 6: Bật bếp, cho dầu ăn vào chảo cùng một chút bơ và đun nóng. Cho từng miếng bánh gạo vào chiên đều vàng cả 2 mặt. Bạn lưu ý thường xuyên lật đều để miếng bánh gạo không bị cháy sém nhé.
Chiên từng miếng bánh gạo trong chảo dầu nóng (Ảnh: Internet)
Bước 7: Khi bánh gạo bắt đầu vàng thì bạn rắc hạt mè vào từng chiếc bánh và tiếp tục rán đến khi bánh gạo vàng ruộm thì gắp ra dĩa để ráo và thưởng thức.
Bánh gạo Việt Nam nên thưởng thức khi còn nóng cùng với tương ớt là ngon nhất. Hy vọng với
công thức cách làm bánh gạo Việt Nam mà chúng tôi vừa mới chia sẻ trên đây, bạn sẽ làm thêm được một món ăn vặt mới để bổ sung vào sổ tay nấu ăn của mình.