Dù bữa đó là thịt luộc, rau sống hay đơn giản chỉ là nồi cá kho và tô canh hến, bữa cơm gia đình tôi khi nào cũng có sẵn một chén nước mắm đậm đà đặt ngay ngắn ở giữa. Đó là thói quen được ba mẹ tôi thực hiện mỗi ngày, là “nếp nhà” mà chị em chúng tôi dù đi đâu cũng luôn nhớ và thèm được trở về bên mâm cơm gia đình.
Có lẽ không chỉ đối với gia đình tôi mà với rất nhiều gia đình khác, nước mắm là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm. Nước mắm lấy từ nước cốt của loại mắm ngon, thêm vài miếng ớt cay xè cùng vài lát gừng ấm nóng, một chút the nồng của tỏi băm hòa quyện cùng nhau. Chén nước mắm trên bàn ăn là biểu hiện cho sự đoàn kết, san sẻ và yêu thương của mọi người, là thứ tình thân làm nên thương hiệu rất đỗi thân quen của người Việt.
Không thể thiếu chén nước mắn trong bữa cơm (Ảnh: Internet)
Nghệ thuật làm nước mắm mang đậm hồn Việt
Là một quốc gia ven biển, với nguồn thủy sản, hải sản vô cùng phong phú nên nghề làm nước mắm tại Việt Nam có mặt từ rất sớm. Cùng với nghề đánh bắt cá trên biển, ngư dân sẽ đem những con cá tươi ngon nhất đi muối và ngâm ủ trong những vại sứ, lu sứ hoặc trong những thùng gỗ lớn. Cá được ngâm cả tháng, thậm chí cả năm trời chỉ để chắt lọc lấy phần nước cốt tinh túy nhất. Nước mắm trong vắt, đậm đà, mang vị mặn nhưng không quá gắt, lại thơm mùi cá tôm rất nồng.
Giọt nước mắm có màu vàng cánh gián rất đẹp mắt, mang hương thơm nhưng không quá nặng. Thành quả nước mắm chính là thành quả của công sức lao động, thấm trọn những giọt mồ hôi của ngư dân miền biển. Đó là cách làm nước mắm trứ danh mà theo như TS. Trần Đức Anh Sơn đã nói nhận đinh:
“Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới”.
Nghệ thuật thưởng thức nước mắm của các vùng miền
Mỗi miền ở nước ta có một khẩu vị, thói quen ăn uống riêng phù hợp với đời sống văn hóa của mình. Nếu như miền Bắc thích ăn nhạt thì miền Trung lại thích ăn mặn, miền Nam lại khá chuộng ngọt. Đều là chén nước mắm tỏi ớt trong mâm cơm nhưng khi nếm thử bạn sẽ thấy mùi vị khác biệt rất rõ.
Người miền Bắc vốn có thói quen giữ lại những gì tinh túy, tự nhiên nhất trong các món ăn nên họ có xu hướng thích ăn nhạt. Trong khi đó, phần lớn các loại nước mắm đều có vị mặn khá nồng nên khi thưởng thức, người Bắc thường pha loãng với một chút giấm, chanh và đường cùng ớt, tỏi, gừng băm. Chén nước mắm của họ khi nào cũng hòa quyện đầy đủ màu mắc, lại mang trọn vị chua cay mặn ngọt rất vừa miệng.
Nghệ thuật pha chế nước mắm (Ảnh: Internet)
Trái ngược với điều này, người miền Trung đích thực là những người thích ăn mặn và luôn muốn giữ hương vị nguyên chất của nước mắm. Đặc biệt, với thời tiết quanh năm khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với gió Lào cát trắng, nắng gắt đỉnh đầu, mưa bão triền miền, các món ăn hương vị mặn sẽ giúp họ có sức khỏe, ý chí kiên định vượt qua mọi khó khăn. Trong cách dùng nước mắm, người miền Trung chỉ cho thêm chút chanh và đường khuấy đều để làm nước chấm. Bởi thế, nếu không phải là người dân bản xứ, bạn sẽ phải bất ngờ với khả năng ăn mặn của người dân nơi đây.
Đến với chén nước mắm trong bữa cơm của người dân Nam Bộ là đến với vị ngọt rất đặc trưng. Vị ngọt này không phải đến từ mỗi nước mắm mà đến từ nước dừa xiêm nấu liu riu nhiều giờ, một chút đường cùng vị chua chanh hòa quyện. Chén nước mắm của người miền Nam còn có thêm màu đỏ của những trái ớt băm nhuyễn mang vị cay xè nơi đầu lưỡi.
Dù cách pha chế nước mắm mỗi vùng miền có sự khác nhau nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò và những ý nghĩa của loại gia vị này trong mâm cơm gia đình Việt Nam. Bữa cơm gia đình không những thơm ngon, bắt vị mà chính nước mắm tại tạo nên nét đặc trưng rất riêng của ẩm thực Việt Nam, ghi đậm phong cách ẩm thực Việt giữa lòng ẩm thực thế giới.
Nước mắm ghi đậm phong cách ẩm thực Việt (Ảnh: Internet)
Không chỉ sản xuất đơn thuần với hương vị nguyên chất, nước mắm tại Việt Nam còn ứng dụng thêm các công nghệ và kĩ thuật chế biến hiện đại để có hương vị phù hợp với khẩu vị của đa số khách hàng. Có khá nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng như nước mắm Nam Ngư,
nước mắm Hồng Hạnh, nước mắm Chin – su, nước mắm Long Thái,…
Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm này tại các
cửa hàng, siêu thị về gia vị nấu ăn. Để đảm bảo đúng chất lượng và hương vị như mong muốn, khách hàng có thể ghé tới siêu thị Đại Vạn Phát tại địa chỉ 259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Bạn sẽ được thoả sức tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm nước mắm phù hợp với khẩu vị gia đình mình.