Kiến Thức - Kỹ Năng

Chảo chống dính bị tróc có hại không?

07-11-2018

Sau một thời gian sử dụng, không ít các chị em nội trợ gặp phải tình trạng chảo chống dính bị tróc, bung ra thành từng mảng. Điều này không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của chiếc chảo mà còn gây ra những lo ngại về chất lượng đồ ăn cũng như vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Vậy đâu là cách “chữa cháy” cho chiếc chảo của gia đình? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chảo chống dính bị tróc. Đầu tiên đó là người dùng chưa biết cách sử dụng, vệ sinh bề mặt chảo đúng cách. Cũng có thể do chất liệu của dụng cụ nấu gây ra quá nhiều ma xát khiến cho các vết trầy xước ngày càng lan rộng. Và nguyên nhân phổ biến nhất là chọn chảo kém chất lượng, bề mặt chống dính mỏng nên rất dễ bị bong tróc.

Chảo chống dính bị tróc có hại không?

Chất liệu thường dùng để tráng chống dính trên bề mặt các loại nồi chảo là teflon có tên khoa học là polytétrafluoroethylen. Đặc tính nổi bật của các phân tử chất này đó chính là không bị tác dụng hóa học, không bị dính dầu mỡ và không bị dẫn điện. Ngoài ra, mối liên kết giữa các nguyên tử fluo và cacbon rất bền nên teflon hoàn toàn có khả năng chịu nhiệt và chịu va đập tốt. Bề mặt chảo chống dính bị tróc

Bề mặt chảo chống dính bị tróc sau vài lần sử dụng (Ảnh: Internet)

Khi phủ chất này lên bề mặt các loại nồi chảo sẽ có khả năng chống dính cao, tránh hiện tượng bám dính của thức ăn khi đun nấu ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, sau khi vệ sinh thì các vết bẩn cũng được lấy đi dễ dàng, mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Xét về mặt cơ bản thì lớp chống dính này hoàn toàn vô hại và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Song ban đầu, chất này lại khó dính với bề mặt kim loại của nồi chảo nên các hãng sản xuất sẽ dùng thêm lớp keo tổng hợp để tăng độ kết dính. Khi chảo bị bong lớp chống dính bề mặt thì sẽ để lộ lớp keo này. Do đó, khi nấu nướng ở nhiệt độ cao thì lớp keo phân hủy các chất độc hại và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Trong trường hợp bạn dùng chảo chống dính tốt thì khi lớp chống dính bị trầy xước nhẹ vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Song phải dùng cẩn thận, đúng cách để tránh không bị trầy thêm. Với những trường hợp chảo chống dính bị tróc nặng, để lộ rõ lớp keo thì nên thay bằng chảo mới để đảm bảo an toàn.

Cách khắc phục chảo chống dính bị tróc

Với những chiếc chảo chống dính chất lượng tốt, các vết trầy xước, các vết tróc còn ít và chưa xuất hiện nhiều mảng tróc lớn thì bạn vẫn có thể khắc phục và tái sử dụng trong những lần sau. Hãy dùng một ít sữa tươi và thực hiện theo các bước sau đây: Đổ một ít sữa tươi ra đầy lòng chảo rồi đun sôi trong vòng 5 phút (lưu ý đừng để bị trào ra ngoài nhé). Sau đó chỉ cần đỏ hết sữa tươi trong chảo đi và rửa lại với nước để phần sữa không còn bị bám lên chảo. Đun sữa tươi để làm mờ

Đun sữa tươi để làm mờ các vết trầy xước của chảo chống dính (Ảnh: Internet)

Để thử hiệu quả chống dính của phương pháp này, ngay sau đó bạn có thể cho trứng vào chiên. Nếu trứng chiên dễ dàng như việc chiên ở chảo chống dính thường thì có nghĩa là cách này hiệu nghiệm. Theo các chuyên gia, trong sữa tươi có chứa casein là một dạng protein khi gặp nhiệt độ cao sẽ liên kết với nhau tạo lớp phủ lên bề mặt chảo. Đây là lớp chống dính cho chiếc dảo vốn đã bị trầy xước trước đó. Với những chiếc chảo bị trầy xước nhẹ, khi sử dụng và vệ sinh, bạn phải đặc biệt cẩn thận để tránh các vết xước kéo dài và tróc thành mảng lớn hơn. Nên dùng các vật dụng mềm để vệ sinh bề mặt chảo hàng ngày. Cần nhớ rằng khi chảo đã quá hư hỏng thì nên thay chảo mới để tránh không làm ảnh hưởng chất lượng món ăn. Để hạn chế trường hợp chảo chống dính bị tróc, bạn nên chọn mua những dòng sản phẩm chất lượng tốt và biết cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản hợp lý. Có thể đến tại siêu thị Đại Vạn Phát (259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh) để lựa chọn những loại chảo tốt dùng trong căn bếp gia đình.

Sản phẩm tương tự