Pha chế

Chẳng lo nắng nóng với cách nấu nước sâm mía lau tại nhà

18-08-2018
Thời tiết nắng nóng ít nhiều khiến người ta cảm thấy bứt rứt, khó chịu và mong muốn giải nhiệt bằng các loại nước mát. Không sử dụng các thức uống hiện đại nhiều hóa chất, bạn hãy tận dụng các loại thảo mộc dân gian tốt cho sức khỏe để học cách nấu nước sâm mía lau. Đây chắc chắn sẽ là thức uống mà ai ai cũng thíc cho xem. Đây là những loại thảo mộc vốn được sử dụng khá nhiều trong Đông Y và khi kết hợp với nhau sẽ sẽ giúp cơ thể bài trừ các chất độc hại, tiêu nhiệt, làm mát và hỗ trợ cải thiện sức khỏe, ăn ngon, ngủ ngon. Cách nấu nước sâm mía lau tại nhà còn giúp bạn tự tay chuẩn bị nước uống cho các thành viên một cách chỉnh chu, an toàn và đảm bảo vệ sinh. Nào hãy cùng chúng tôi khá phá về nguyên liệu và cách nấy loại nước này nhé. Nước sâm mía lau giải nhiệt

Nước sâm mía lau giải nhiệt ngày nóng (Ảnh: Internet)

Cách nấu nước sâm mía lau tại nhà

Nguyên liệu cần có

- Mía lau chặt khúc: 30gram - Râu ngô: 50gram - Cây mã đề: 50gram - Cây bọ mắm: 50gram - Rễ tranh: 10gram - Đường phèn: 50gram - Lá dứa: 2 lá - Muối - Dụng cụ: dao, thớt, nồi, bếp, bình thủy tinh

Hướng dẫn cách nấu nước sâm mía lau

Bước 1: Các loại mía lâu, mã đề, rễ tranh, cây bọ mắm, râu ngô đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo nước. Phần lá dứa bạn rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm. Mía lau đập dập. Bước 2: Chuẩn bị một nồi to rồi xếp một phần mía lau ở dưới đáy. Tiếp đó xếp lần lượt râu ngô, mã đề, bọ nắm, rễ tranh và lá dứa vào nồi. Phần mía lau còn lại xếp ở phần trên cùng và đổi vào nồi khoảng 2L nước nấu sôi. Đun sôi nồi nước sâm mía lau

Đun sôi nồi nước sâm mía lau cho ra chất ngọt (Ảnh: Internet)

Bước 3: Nấu cho nồi nước sôi thì hớt bọt và giảm nhỏ lửa để đun liu riu trong khoảng 20 phút cho nước thêm ngọt. Sau đó vớt bỏ hết phần nguyên liệu ra ngoài và cho đường phèn vào khuấy đều, nấu cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Bước 4: Nước sâm mía lâu nguội thì bạn chia nhỏ vào các bình đựng để trong tủ lạnh dùng dần trong ngày. Theo y học cổ truyền, nước sâm mía lau làm từ các loại thảo mộc quý không chỉ ngon ngọt mát lành mà còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lưu thông khí huyết và bổ dưỡng với những người mắc các bệnh như nóng trong người.

Một số lưu ý khi nấu và sử dụng nước sâm mía lau

- Các loại thảo mộc chọn nấu phải lựa kĩ không sâu bệnh, không có hóa chất và đặc biệt phải đúng để đảm bảo an toàn. - Nước sâm mía lau phải đun với lửa vừa, không được quá to để các chất dinh dưỡng trong thảo mộc từ từ tiết ra ngoài và không bị bay hơi. - Bản thân các thảo mộc tốt nhưng lại ít ngọt nên nhất định phải cho thêm đường phèn trong khi nấu nước sâm mía lau để tạo nên vị ngọt dễ uống. Đường phèn nên chọn loại dạng rắn, trắng tinh không nhiễm hóa chất. Bổ sung đường phèn còn là cách để mùi vị nước ngon, uống vào dễ ăn dễ ngủ nhưng chú ý cho vừa phải không được quá nhiều. Cho đường phèn khi nấu

Cho đường phèn khi nấu nươc sâm mía lau

Để mua đường phèn tốt và an toàn, bạn có thể mua tai siêu thị Dại Vạn Phát ở 259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3,TP Hồ Chí Minh. - Cũng giống như nước sâm bông cúc nhãn nhục, bạn có thể dùng sâm mía lau mỗi ngày nhưng chỉ với liều lượng đủ, không nên quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy. - Không nên uống nước sâm này sau các bữa ăn thực phẩm tươi sống, hải sản để tránh rối loạn tiêu hóa. - Vào buổi tối không nên uống nước sâm quá nhiều sẽ dễ gây mất ngủ. Với cách nấu nước sâm mía lau cùng các thảo mộc tự nhiên mà chúng tôi vừa hướng dẫn ở trên, bạn sẽ chẳng phải lo ngại tiết trời oi bức mùa hè nữa. Đây là các nguyên liệu thường có bán tại chợ mỗi dịp hè nên bạn hoàn toàn có thể tranh thủ mua về và nấu cho cả gia đình sử dụng.
Sản phẩm tương tự