Nồi cơm điện là một trong những vật dụng không thể thiếu của bất cứ gia đình nào. Nhưng một điều có thể thấy là chỉ thời gian ngắn sau khi mua về, nồi cơm điện thường gặp phải các sự cố nhất định khiến việc nấu nướng trở nên bất tiện, thậm chí nguy hiểm. Nếu như không biết cách sửa nồi cơm điện để khắc phục kịp thời, chắc chắn bạn sẽ sớm phải thay thế bằng một chiếc nồi mới.
Một số sự cố phổ biến mà các loại nồi cơm này gặp phải là nồi không vào điện, cơm nấu bị cháy, đèn báo hiệu không hoạt động,… Từ đó việc nấu cơm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và điện năng, cơm nấu cũng không ngon như lúc mới mua về. Để khắc phục những sự cố đáng tiếc này, ĐVP Market sẽ chỉ bạn cách sửa nồi cơm điện để kịp thời cải thiện sự cố và yên tâm sử dụng.
Khi nồi cơm điện không vào điện thì không thể nào nấu được cơm và gây ra rất nhiều bất tiện. Lúc này, dù bạn có cắm điện vào nó vẫn báo nguồn nhưng nồi lại không thể làm nóng. Nguyên nhân của điều này có thể là do dây cắm bị hỏng, cầu chì hỏng hoặc cũng có thể là dây điện tiếp xúc kém.
Kiểm tra dây cắm và phích cắm trước khi nấu cơm (Ảnh: Internet)
Để khắc phục điều này, hãy kiểm tra công tắc hành trình ở 2 tiếp điểm NO và NC xem có vấn đề không. Nếu một trong 2 điểm này không tiếp xúc thì điện chắc chắn sẽ không vào. Khi đó, hãy thử thay phần dây nối ở dưới đáy nồi và cắm thử lại lần nữa. Nếu nồi vẫn không nhận được nguồn điện thì hãy kiểm tra lại cầu chì hoặc đưa nồi đến nơi sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra.
Đây là một sự cố khá phổ biến mà hầy như chiếc nồi cơm điện nào cũng gặp phải sau thời gian sử dụng quá lâu. Nồi cơm điện bị cháy sẽ rất dễ khiến cơm bị cháy khét và ăn không ngon. Nguyên nhân của điều này được xác định là do rơle nhiệt bị ngắt muộn sau khi đã chín. Hoặc cũng có thể là do trong quá trình vệ sinh lòng nồi, lớp chống dính bị bong tróc và mất đi nên cơm bị bám và dính vào đáy nồi.
Thay thế rơle nếu như chúng đã cũ (Ảnh: Internet)
Cách sửa nồi cơm điện bị cháy trong trường hợp này là kiểm tra lại rơle nhiệt của nội có bị hư hỏng không rồi they thế bằng cái mới để đảm bảo nồi hoạt động bình thường. Thêm vào đó, bạn cần lưu ý trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện chỉ nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, không dùng các vật kim loại, sắc nhọn để chà xát mạnh.
Sự cố này gây ra nhiều tình huống oái oăm, khó chịu với người dùng vì dù đã nấu cơm, ấn sẵn chế độ nấu nhưng chỉ vài phút sau thì cơm đã bị nhảy sang chế độ giữ ấm. Và hậu quả là cơm khô, sống và không chín.
Nồi cơm điện tự động nhảy đèn khiến cơm không chín (Ảnh: Internet)
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do phần rơle của nồi bị hỏng nên chúng ngắt quá sớm hoặc đáy nồi bị cong khiến cho việc tiếp xúc nhiệt giữa đáy nồi và nguồn điện không đủ. Ngoài ra, không thể loại trừ nguyên nhân là phần mâm nhiệt bị bẩn, bám dính thức ăn và không được vệ sinh làm sạch thường xuyên. Thâm chí nếu bạn nấu cơm nhưng không đóng nồi chặt, an toàn thì đèn báo hiệu cũng sẽ nhảy tự động như trên. Để khắc phục điều này, đầu tiên bạn nên kiểm tra phần mâm nhiệt và vệ sinh khi thấy chúng bẩn. Cùng với đó hãy kiểm tra phần rơle xem chúng có đảm bảo khả năng làm việc tiếp không. Nếu đã quá cũ thì bạn nên thay bằng một rơle mới. Trường hợp nguyên nhân là do đáy nồi bị cong không tiếp xúc đủ nhiệt thì nên thay thế bằng một chiếc lòng nồi mới.
Thỉnh thoảng trong quá trình dùng nồi cơm điện, bạn sẽ thấy đèn không thể báo sáng như bình thường. Lúc này hãy kiểm tra lại phích cắm một lần nữa xem có bị hư hỏng, đứt, cập,… có đủ khả năng để nguồn điện chạy qua hay không. Cầu chì nồi cơm điện hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến đèn không thể sáng. Nếu vậy hãy lần từ nguồn vào ống gen và bắt cầu chì cố định lại như ban đầu. Trường hợp thử cách này mà không có kết quả thì nên đưa đến nơi sửa chữa để kiểm tra chi tiết.
Nên sửa chữa nồi cơm điện hỏng ở nơi chuyên nghiệp (Ảnh: Internet)
Trên đây là những sự cố cơ bản nhất và cách sửa nồi cơm điện tại nhà mà bạn có thể học hỏi và áp dụng. Muốn tránh khỏi những tình huống như thế này, tốt nhất hãy chọn mua nồi cơm điện tốt, chính hãng để an tâm sử dụng. Đồng thời liên hệ sửa chữa kịp thời ngay từ khi phát hiện, tránh để lâu ngày gây nguy hiểm.