Bếp ga là vật dụng mà bất cứ gia đình nào cũng có dùng để đun nấu thức ăn nhanh và tiết kiệm thời gian. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, việc dính bẩn là điều không tránh khỏi. Nếu như không biết cách vệ sinh bếp ga sẽ làm bếp nhanh hư hỏng, hoen gỉ và giảm hiệu suất đun nấu.
So với các loại bếp khác, bếp ga có giá thành rẻ cùng khả năng tiết kiệm nguyên liệu và rút ngắn thời gian chế biến thực phẩm. Song trong quá trình nấu nước, không phải lúc nào bạn cũng đủ khéo léo để các thức ăn và dầu mỡ không bị tràn ra ngoài. Do đó, thường xuyên áp dụng các cách vệ sinh bếp ga sẽ giúp bạn giữ gìn bếp luôn sạch sẽ, sáng bóng để nấu ăn ngon hơn, đảm bảo an toàn và dinh dưỡng hơn.
Bếp ga có nhiều bộ phận cấu thành và mỗi bộ phận yêu cầu một cách vệ sinh khác nhau. Để đảm bảo bếp ga luôn sạch sẽ, không bị dính bẩn sau khi đun nấu, bạn cần chú ý lau dọn thường xuyên bằng các mẹo sau đây.
Kiềng bếp chính là bộ phận tiếp xc trực tiếp với đáy của các loại nồi chảo nên chúng rất dễ bám dầu mỡ và bụi bẩn. Nếu để lâu ngày, các vết bẩn ngày càng bám chắc vào kiềng, làm ài mòn và hoen gỉ bộ phận này. Chính vì vậy, nếu trong quá trình đun nấu thức ăn bị tràn, bạn cần vệ sinh kiềng bếp sạch sẽ. Riêng đối với các vết bẩn cứng đầu bám chặt lâu ngày, hãy tháo kiềng bếp đem ngâm trong nước ấm rồi rửa lại bằng nước rửa bát để làm bong các vết bẩn.
Giữ gìn kiềng bếp sạch sẽ, không bị bám dính dầu mỡ (Ảnh: Internet)
Nếu như kiềng bếp nhà bạn đã bị các vết bẩn, dầu mỡ bám dính là khiến chúng bị mòn, khó trôi bằng cách thường thì hãy sử dụng hỗn hợp baking soda cùng với nước đun sôi đem chà khắp bề mặt. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Baking soda có tính tẩy rửa tốt mà không gây mài mòn chắc chắn sẽ khiến kiềng bếp trở nên sạch sẽ hơn trước rất nhiều.
Mâm chia lửa là bộ phận hình tròn nằm ở giữa bếp để truyền lửa, đánh lửa khi đun nấu. nếu như bộ phận này không được vệ sinh sạch sẽ, có vết bẩn thì không những khó đánh lửa mà lửa không đều, thời gian đun nấu tăng lên và tốn nhiều nhiên liệu sử dụng.
Dùng cọ quét sạch bụi bẩn ở mâm chia lửa (Ảnh: Internet)
Việc vệ sinh mâm chia lửa của bếp ga không phải là quá khó, ngược lại rất đơn giản. Khi thấy mâm chia lửa có vết bẩn, hãy lập tức dùng bàn chải đánh răng hoặc tăm nhọn để làm sạch phần kim phun. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm và úp ngược lại cho khô hoàn toàn rồi mới lắp lại vào bếp ga tiếp tục sử dụng.
Đa số các loại bếp ga hiện nay đều trang bị mặt bếp bằng kính nên việc vệ sinh không có gì là khó. Bạn chỉ cần dùng khăn ẩm để lau sạch các vết dầu mỡ bị văng ra ngoài trong khi nấu nướng. Đối với các vết bẩn cứng đầu hơn, có thể sử dụng nước rửa bát hoặc hỗn hợp baking soda với giấm trắng để làm bong các vết bẩn, giữ cho bề mặt bếp ga luôn sạch bóng như mới.
Dùng khăn lau sạch toàn bộ thân bếp sau khi đun nấu (Ảnh: Internet)
Đừng quên và với thân bếp, bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên. Chỉ cần dùng khăn ấm thấm dung dịch nước rửa chén để lau sạch và rửa lại, lau khô bằng khăn sạch là xong. Tiến hành đầy đủ các bước theo như cách này, đảm bảo bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và không phải lo lắng về vấn đề này nữa.
Để tránh hiện tượng các vết bẩn thường xuyên bám dính trên các bộ phận của bếp trong quá trình đun nấu, bạn nên áp dụng các mẹo đơn giản sau đây để không phải lo lắng về vấn đề này nữa:
- Sử dụng các tấm lót kiềng bếp bằng giấy bạc để lót lên phía trên nhằm hạn chế các vết bẩn bám dính và ăn mòn kiềng.
Lót giấy bạc bảo vệ kiềng bếp ga (Ảnh: Internet)
- Trong quá trình nấu, nếu như nước bị tràn ra mặt bếp, hãy nhanh chóng lấy muối rải lên trên vì chúng có tính thấm hút nhanh. Sau khi nấu xong hãy dùng khăn ấm lau sạch để không bị bẩn.
- Để khử đi dấu vết của thức ăn cũng như mùi thực phẩm bám dính trên bếp, bạn có thể sử dụng chanh hòa với nước lọc để lau rửa các bộ phận bếp ga. Cũng như các dụng cụ, thiết bị khác, cách vệ sinh bếp ga là điều mà bạn nên thực hiện thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ, an toàn. Đồng thời giúp bếp kéo dài tuổi thọ, đảm bảo chất lượng hoạt động để đun nấu thức ăn nhanh hơn, ngon hơn và đảm bảo dinh dưỡng hơn.