Dimsum là món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Trung Hoa. Giờ đây, dimsum đã vượt ra khỏi quê hương của nó và trở thành một trong những món Hoa được yêu thích nhất. Thế nhưng tên gọi dimsum cũng khiến nhiều người tò mò, thắc mắc về ý nghĩa của nó. Vậy dimsum là gì? Cách làm 5 món dimsum cơ bản như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để khám phá rõ hơn về món ăn độc đáo, đặc trưng của Trung Hoa này.
Chế biến và thưởng thức Dimsum đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của người Trung Hoa. Món ăn này cũng ngày càng phổ biến trong các nhà hàng Hồng Kong, Đài Loan ở Việt Nam được nhiều thực khách ưa chuộng. Các món dimsum cũng rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thực khách. Vậy Dimsum là gì mà hấp dẫn nhiều người như vậy? Cùng xem hướng dẫn cách làm 5 món dimsum cực ngon để có thể tự chế biến tại nhà.
Dim sum là tên gọi chung của các món ăn được chế biến theo kiểu bọc một lớp bột mỏng ở bên ngoài, bên trong là nhân, bao gồm cả đồ mặn, đồ ngọt, đồ chiên hay đồ hấp. Đa dạng như vậy nhưng nguyên liệu chủ yếu của món này chỉ gồm một số thành phần chính như bột gạo, bột mì, các loại hải sản và các loại rau. Dimsum là phiên âm quốc tế của “điểm sấm” dùng để chỉ bữa ăn lót dạ. Trong tiếng Trung Quốc, nó mang ý nghĩa là chạm đếm trái tim. Nguồn gốc ra đời món ăn này xuất phát từ thói quen uống trà của người Trung Quốc, họ sáng tạo ra những dĩa đồ ăn nhỏ được làm từ bột gạo, rau củ, bột mì, thịt…. để dùng với trà. Những món ăn Dimsum nổi tiếng mà hầu như ai ai cũng biết đến như: xíu mại, há cảo, bánh bao, bánh cuốn tôm…
Bánh bao Dimsum cực ngon - Ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nguyên liệu: Gừng, hành lá, thịt nạc heo băm, cà rốt, cải thảo, muối, tiêu, đường, dầu mè.
Cách làm:
- Cà rốt, phần cuống cải thảo thái vuông nhỏ, ướp với 1/2 thìa muối và chút nước.
– Bào nhỏ gừng, cắt nhỏ hành lá. – Cho vào tô thịt nạc heo, cà rốt, cải thảo, gừng, hành lá, trộn đều.
– Thêm vào tô 1/4 thìa muối, 1/4 thìa tiêu,1/4 thìa đường,1/2 thìa dầu mè, trộn đều bằng tay.
– Nhúng tay vào nước, rồi quét nước vào rìa vỏ bánh, thêm nhân vào giữa và gói lại.
– Cho 1 ít dầu vào chảo chống dính, dầu nóng đặt bánh lên chiên lửa vừa cho vàng. Sau đó đổ nước sôi vào ngập 1/2 bánh.
– Đậy nắp lại đun trong khoảng 10 – 15 phút thì lấy ra.
– Chấm cùng với nước tương, chút dầu mè, ớt.
Nguyên liệu: Tôm tươi, thịt heo nạc (thịt thăn), mỡ phần, nấm hương khô, vỏ bánh hoành thánh, bột ngô, dầu mè và gia vị.
Cách làm:
– Các nguyên liệu đem rửa sạch, lọc bỏ vỏ hay phần không cần dùng tới, rồi cắt hạt lựu, riêng thịt băm nhỏ.
– Trộn thịt thăn và tôm vào tô, nêm chút muối và bột ngô hòa một chút nước vào chung.
– Dùng đũa đảo hỗn hợp nhiều lần cho đến khi thấy thịt dẻo thì cho mỡ phần, nấm hương cùng với dầu mè, dầu ăn, muối và chút tiêu.
Lưu ý: không nên dùng nhiều nấm vì nấm nhiều sẽ làm nhân bị chua.
– Cắt vỏ bánh hoành thánh thành hình tròn. Dùng thìa múc một ít nhân vào giữa bánh và nhẹ nhàng xếp vỏ bánh một cách khéo léo.
– Lót giấy nến ở đáy xửng và cho từng miếng sủi cảo vào và đậy nắp kín và hấp chín với lửa to. Thời gian hấp có thể khoảng 6-10 phút tùy kích thước sủi cảo bạn làm.
Nguyên liệu: Vỏ bánh: bột năng, bột gạo, muối, dầu ăn, nước sôi. Phần nhân: tôm, dầu mè, hạt nêm, hạt tiêu, tỏi băm.
Cách làm:
– Đổ nước sôi vào phần bột, rồi trộn đều và mịn, bọc nilon thực phẩm ủ bột 2 tiếng.
– Tôm rửa sạch, trộn tất cả gia vị vào rồi đem xay nhuyễn.
– Bột ủ xong, mang ra cắt miếng vừa vừa rồi cán mỏng, trước khi cán thì rắc 1 chút bột xuống dưới cho bột đỡ bị dính, lấy 1 bát nhỏ hay cốc nhỏ úp xuống, được 1 hình tròn vỏ bánh. Làm như vậy cho đến hết số bột còn lại.
– Cho nhân tôm vào giữa miếng bột và gấp mép tạo hình bánh.
– Cuối cùng cho bánh vào nồi hấp, có thể quét 1 lớp dầu ăn vào nồi hấp hoặc lót 1 miếng cà rốt ở dưới. Hấp bánh trong khoảng 6 – 8 phút (nếu vỏ bánh mỏng), vỏ bánh dày sẽ hấp lâu hơn 1 chút.
– Hấp bánh xong ăn nóng với nước mắm chua ngọt và rau thơm.
Nguyên liệu:
Phần vỏ:
Phần nhân:
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị phần nhân: Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo rồi bắc chảo lên bếp, sau đó cho tôm khô vào xào thơm. Tiếp đến cho cà rốt, nấm, củ đậu vào xào cùng muối, hạt nêm cho đến khi chín thì tắt bếp, cắt thêm một ít hành ngò và rắc đậu phộng lên.
Bước 2: Trộn đều bột mì và bột năng. Đặt một nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước đã sôi thì tắt bếp, rồi cho lá rau chân vịt xay nhuyễn vào, khuấy đều. Tiếp theo cho bột mì vào, dùng vá gỗ trộn cho đến khi hỗn hợp mịn mượt.
Bước 3: Đổ bột ra khay, dùng tay nhào bột. Lưu ý: lúc này bột còn khá nóng, nên ban đầu bạn có thể dùng phới gỗ để trộn cho bột nguội bớt, sau đó thoa dầu ăn lên tay sẽ cảm thấy bớt nóng khi nhào bột.
Bước 4: Chia bột thành từng viên nhỏ, tròn bằng nhau. Cán mỏng từng viên bột sau đó múc một muỗng nhân rau củ vào. Dùng tay miết lại mép của Dimsum, sau đó gấp nếp mép Dimsum từ trái sang phải.
Bước 5: Xếp Dimsum lên xưởng và hấp trong khoảng 20 phút là sẽ bánh chín. Khi ăn chấm cùng tương ớt sẽ rất ngon.
Vậy là chúng ta đã biết dimsum là gì và cách làm 5 món dimsum cơ bản cực ngon. Bạn có thể áp dụng làm tại nhà để cùng gia đình thưởng thức món ăn đặc trưng của Trung Hoa này.