Giả cầy chẳng hề là món ăn quá xa lạ trong văn hóa ẩm thực của người Việt mang đến mùi thơm đậm đà của riềng sả quyện với vị béo mềm của thịt chân giòn. Cách nấu giả cầy miền Bắc còn đặc biệt ở chỗ dùng thêm cả cơm mẻ tạo nên một vị ngon rất riêng khó trộn lẫn. Món ăn này thường xuyên được nấu trong những ngày đông lạnh giá, giúp ăn cơm ngon miệng và làm ấm cái bụng.
Ở miền Trung và miền Nam, giả cầy cũng là món ăn quen thuộc nhưng có phong vị riêng hợp với khẩu vị vùng miền.
Cách nấu giả cầy miền Bắc ngoài mẻ phải có thêm chút mắm tôm dậy mùi, thịt ăn mềm và chắc, không bị quá bở hoặc quá ngọt. Thịt giả cầy làm tuy hơi kì công chút chunng lại rất đáng thưởng thức, ngon miệng và kích thích. Hôm nay, hãy vào bếp cùng tôi và thực hiện món ăn này nhé.
Món thịt giả cầy đậm đà hương vị miền Bắc (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu cần có
- Chân giò: 1 – 2 cái
- Mắm tôm
- Mẻ
- Bột nghệ, riềng, sả, ớt, hành tím
- Gia vị: dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu…
- Dụng cụ: dao, thớt, chày, cối, nồi, đũa, thìa,…
Hướng dẫn cách nấu giả cầy miền Bắc:
Bước 1: Sơ chế chân giò
- Thịt chân giòn mua về rửa sạch rồi đem thui với rơm hoặc bạ mía cho phần da bên ngoài giòn, săn lại và có màu nâu vàng đẹp mắt.
- Khi chân giòn cháy sém và có mùi thơm thì dùng dao cạo phần cháy và chặt chân giò thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các loại gia vị đi kèm
- Riềng và sả bạn rửa sạch rồi đem thái lát cho vào chày cối giã mịn. (Nếu có
máy xay sinh tố thì sẽ tiện lợi hơn)
- Hành tím và ớt đem rửa sạch, thái lát mỏng.
Bước 3: Tẩm ướp thịt chân giò
- Cho vào tô thịt chân giò toàn bộ phần riềng sả, hành tím ớt, 2 muỗng cơm mẻ, 2 muỗng mắm tôm, 1 thìa cafe bột nghệ, một ít nước mắm và hạt nêm rồi trộn thật đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Nên ướp thịt chân giò làm giả cầy trong vòng 1 – 2 tiếng để ngâm đủ gia vị hơn.
Ướp thịt chân giò với các gia vị
Bước 4: Nấu thịt giả cầy miền Bắc
- Bật bếp, cho dầu ăn vào nồi cùng ít hành phi thơm rồi cho toàn bộ chân giò đã ướp gia vị vào nấu đến khi thịt săn lại.
- Cho thêm một ít nước lọc vào nấu nhỏ lửa đến khi chân giò gần cạn nước thì nêm nếm gia vị lại một lần nữa, đảo đều và tắt bếp.
Bước 5: Thưởng thức món giả cầy miền Bắc
- Múc thịt giả cầy ra tô ăn khi còn nóng cùng với bún hoặc cơm đều rất ngon
Lưu ý khi nấu giả cầy miền Bắc
- Để có món chân giò giả cầy ngon, bạn nên chọn mua chân giò của lợn sề, đặc biệt là chân giòn sau vì thịt nấu sẽ ngon và mềm hơn.
- Món giả cầy ngon hay không phụ thuộc vào lớp vỏ khi nướng nên bạn đừng bỏ qua bước này nhé.
- Để tiết kiệm thời gian ninh chân giò làm giả cầy, bạn có thể dùng nồi áp suất.
- Riềng, mẻ và mắm tôm là 3 loại gia vị không thể thiếu nếu muốn làm giả cầy đúng vị miền Bắc. Trong đó mắm tôm là loai gia vị khá đặc biệt, có mùi khá nồng nên khi mua nên chọn sản phẩm đến từ các cơ sở sản xuất an toàn để đảm bảo vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mắm tôm Trí Hải
Mắm tôm Trí Hải là thương hiệu mắm nổi tiếng từ lâu trên thị trường với sản phẩm chế biến theo phương pháp cổ truyền cùng bí quyết riêng. Sản phẩm có màu đỏ hồng, mùi thơm nồng, dạng đặc sệt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không có hóa chất bảo quản.
Mắt tôm Trí Hải sẽ là gia vị tuyệt vời không thể thiếu khi bạn muốn nấu giả cầy cũng như nhiều món ăn mang đặc trưng phong cách ẩm thực miền Bắc. Để mua được sản phẩm thơm ngon chất lượng, hãy đến đặt mua tại siêu thị Đại Vạn Phát ở 259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Thời tiết đang bắt đầu những ngày chớm đông, hãy thực hiện
cách nấu giả cầy miền Bắc nóng hổi hấp dẫn ngày để thưởng thức cùng gia đình các bà nội trợ nhé. Đảm bảo thịt giả cầy sẽ rất bắt cơm và khiến mọi người ngon miệng, ấm bụng hơn rất nhiều đấy.