Làm Bánh

3 cách làm bánh trôi nước đơn giản mà ngon tại nhà

31-05-2018
Không biết tự bao giờ, bánh trôi nước đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt Nam, nhất là trong dịp tết Hàn thực. Bánh trôi dẻo mịn, thơm ngon ăn hoài mà không thấy ngán. Thế nhưng cách làm bánh trôi nước đòi hỏi người thực hiện phải khéo tay, tỉ mỉ và cẩn trọng cả trong cách tiến hành. Bánh trôi nước còn có tên gọi khác là chè trôi nước. Đó là sự kết hợp giữa độ mềm mịn, dai dẻo của vỏ bánh bên ngoài cùng chút béo bùi của phần nhân, hương thơm cay nồng của gừng già và chút béo ngậy của nước cốt dừa. Có khá nhiều cách làm bánh trôi nước khác nhau với sự đa dạng về phần nhân bánh và nước dùng. Nếu bạn đang tìm công thức mới lạ cho món bánh này thì hãy tham khảo 3 cách làm hấp dẫn dưới đây.

Sự đa dạng về nguyên liệu chế biến giúp món bánh trôi nước có màu sắc đầy hấp dẫn Sự đa dạng về nguyên liệu chế biến giúp món bánh trôi nước có màu sắc đầy hấp dẫn

1. Bánh trôi nước lá dứa

Bánh trôi nước lá dứa hấp dẫn ngay ở màu xanh mát mịn, có vị ngọt ngào của nước cốt dừa và thoang thoảng mùi hương của gừng. Cách làm bánh trôi nước lá dứa cũng khá đơn giản và không khá gì nhiều so với loại bánh trôi nước truyền thống.

Nguyên liệu chuẩn bị:

- Bột nếp: 250gram - Đậu xanh: 150gram - Đường nâu - Lá dứa (lá nếp) - Vừng đen, lạc, dừa - Sữa tươi - Gừng

Bánh trôi nước lá dứa là chút biến tấu độc đáo trong những ngày Tết Hàn thực Bánh trôi nước lá dứa là chút biến tấu độc đáo trong những ngày Tết Hàn thực

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Đậu xanh bạn rửa sạch, loại bỏ hạt lép và ngâm nước khoảng 3 – 4 giờ. Lá dứa rửa sạch và xay nhuyễn với chút nước để lấy phần nước, bỏ phần bã. Bước 2: Hòa sữa tươi với nước lá dứa đã lọc để làm vỏ bánh mềm, thậm chí có thể để 1- 2 ngày mà không bị cứng. Bước 3: Đổ hỗn hợp trên vào bột và khuấy đều để bột dẻo mịn, sờ vào không dính tay. Bọc bột bằng màng bọc thực phẩm rồi ủ bột trong vòng 30 phút. Bước 4: Đổ nước ngập mặt đậu và bắc lên bếp nấu mềm. Sau đó cho đậu xanh ra chảo đảo đều. Thêm đường vào xào đậu xanh đến khi khô và thêm dừa nạo vào. Dùng tay viên đậu thành những viên nhỏ để làm nhân bánh. Bước 5: Vừng đen và lạc rang chín, giã nhuyễn. Trộng đều vừng và lạc với dừa nạo, thêm chút đường và nước ấm để hỗn hợp có độ sệt và viên thành những viên nhỏ. Bước 6: Bột sau khi ủ chia thành từng phần nhỏ, vo tròn rồi ấn dẹt. Cho viên đậu xanh  hoặc viên vừng đen vào gói lại vo tròn. Bước 7: Cho nồi nước lên bếp cùng những viên bánh trôi. Khi bánh nổi lên và chín thì vớt ra để vào nước lạnh. Bước 8: Cho 500ml nước với đường nâu và gừng nấu sôi. Thả từng viên trôi nước vào nấu tiếp  nhỏ lửa cho thấm đều rồi tắt bếp. Múc bánh ra chén và thưởng thức.

2. Bánh trôi nước đậu đỏ

Bánh trôi nước đậu đỏ là món ăn dễ làm với mong muốn đem lại thật nhiều may mắn, hạnh phúc. Phần nhân đậu đỏ dẻo thơm, mang vị ngọt dễ ăn. Lớp vỏ ngoài trắng ngần mềm mịn cùng nước gừng thơm nồng đem đến một cách nấu bánh trôi nước vừa quen vừa lạ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

- Bột gạo nếp - Nước: 100ml - Đậu đỏ: 200 gram - Hạt sen: 80 gram - Đường nâu: 100 gram - Đường trắng: 80 gram - Gừng

Bánh trôi nước đậu đỏ ăn kèm cùng với nước gừng thì ngon hết sảy Bánh trôi nước đậu đỏ ăn kèm cùng với nước gừng thì ngon hết sảy

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Cho 100ml nước vào trộn đều cùng bột cho mịn và nặn thành những viên nhỏ có kích thước bằng nhau. Bước 2: Đậu đỏ và hạt sen đem đi đồ tới khi chín thì trộn chung với đường tán cho thật nhuyễn. Bước 3: Ấn dẹt những viên bột và cho nhân đậu đỏ vào trong. Sau đó dùng tay vo tròn viên bột lại sao cho không lộ phần nhân ra ngoài. Bước 4: Bật bếp và nấu nước sôi. Cho bánh trôi vào nấu chín đến khi thấy nổi lên. Bước 5: Gừng rửa sạch cắt thành những lát mỏng. Đun nước, đường nâu, gừng khoảng 10 – 15 phút để làm nước hàng. Khi ăn bạn múc những viên bánh trôi ra chén và chan thêm nước gừng ăn kèm.

3. Bánh trôi nước nhân vừng đen

Bánh trôi nước nhân vừng đen là món ăn có tính mát, thanh nhiệt, giải độc vô cùng bổ dưỡng. Nhân mè đen không những có mùi thơm đặc trưng mà khi ăn có cảm giác dẻo dai vừa miệng, thơm thơm, bùi bùi. Với cách làm bánh trôi nước nhân vừng đen dưới đây, bạn hoàn toàn có thể thực hiện để chiêu đãi cả nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- Bột nếp: 100 gram - Bột năng: 20gram - Nước cốt dừa: 130ml - Vừng đen giã nhỏ: 100 gram - Mật ong: 2 muỗng canh - Đường: 2 muỗng canh - Nước: 50ml

Nguyên liệu vừng đen giúp món bánh trôi có hương vị rất riêng Nguyên liệu vừng đen giúp món bánh trôi có hương vị rất riêng

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Đặt nồi lên bếp rồi cho đường, mật ong vào nấu cho đến khi nước đường hơn sánh lại. Cho vừng đen vào trộn đều và tắt bếp để nguội. Khi đã nguội, dùng tay vo vừng đen thành những viên tròn. Bước 2: Cho bột năng, bột nếp cho vào âu trộn đều, thêm nước cốt dừa hâm nóng vào. Sau đó mang bao tay nhồi cho bột mịn. Chia bột thành những phần nhỏ, ấn dẹt và đặt những viên nhân vừng đen vào vo tròn lại. Bước 3: Cho nước vào nồi nấu sôi thì cho từng viên bột vào nấu chín cho đến khi bột nổi. Vớt ra để vào âu nước lạnh. Bước 4: Cho 150gram đường vàng, 500ml nước, gừng thái chỉ và 1 chút xíu muối vào nồi đun lửa liu riu. Cho bánh trôi vào nấu thêm khoảng 10 phút. Nếu muốn nước có màu nâu bạn có thể nấu lâu hơn một chút. Bước 5: Múc bánh trôi nước nhân vừng đen ra chén và rắc thêm chút lạc rang, vừng rang, dừa non bào sợi vào ăn kèm. Sự mềm dẻo của những chiếc bánh trôi được làm từ chính loại bột nếp ngon. Bột nếp là nguyên liệu làm bánh quen thuộc với người Á Đông với đặc tính dẻo thơm và có màu trắng của gạo nếp. Để chọn bột nếp ngon khi làm bánh trôi nước cũng như các loại bánh khác, bạn lựa chọn ở nơi người quen hoặc nơi có chất lượng bột tốt. Hoặc đơn giản hơn bạn nên tìm đến các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh như Đại Vạn Phát Market ở 259B Hai Bà Trưng, Quận 3, TP. HCM.

Bột nếp là nguyên liệu làm bánh quen thuộc với người dân khu vực Á Đông Bột nếp là nguyên liệu làm bánh quen thuộc với người dân khu vực Á Đông

Bột nếp là loại bột màu trắng được xay từ những hạt nếp tròn trịa, căng mẩy đạt chất lượng cao. Chính vì vậy, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng bột nếp tại đây. Bột gạo nếp có dạng khô, mịn không lẫn tạp chất, khó bị chua và thoảng hương thơm của gạo. Do trong gạo nếp có chất amylopectine gây dính nên bột nếp cũng có tính mềm dẻo và độ dính tương tự gạo nếp. Bột thường sử dụng để làm các loại bánh như bánh chưng, bánh tét, nấu chè, nấu xôi và làm rất nhiều loại bánh khác nhau,... Bột gạo nếp được bảo quản trong túi nilong kín giúp hạn chế sự ảnh hưởng của không khí bên ngoài, tránh trường hợp ẩm mốc, hư hại. Bảo quản bột gạo nếp ở nơi khô ráo, thoáng mát. Với 3 cách làm bánh trôi nước thơm ngon vừa đơn giản vừa dễ thực hiện ở trên, bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm để cùng gia đình thưởng thức. Chúc bạn sẽ thật thành công với những món bánh trôi nước này nhé.
Sản phẩm tương tự