Kinh Nghiệm Kinh Doanh

Bí quyết mở tiệm bánh mì kinh doanh hiệu quả, có lãi to

30-05-2018

Kinh doanh tiệm bánh mì

Hướng dẫn kinh doanh tiệm bánh mì

Kinh doanh bánh mì đã và đang trở thành một trong những mô hình kinh doanh được đông đảo các nhà khởi nghiệp lựa chọn, với những ưu điểm như ít vốn, mặt hàng đa dạng phù hợp với sở thích của mọi người và đặc biệt là lãi khủng. Điều này phải chăng cũng gây hấp dẫn đối với bạn, bạn có muốn trở thành chủ của một tiệm bánh mì không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ về những bước kinh doanh tiệm bánh mì

1. Nghiên cứu thị trường bánh mì

 Khi  bắt đầu đi vào kinh doanh một mặt hàng nào đó thì luôn luôn phải nghiên cứu thật kỹ thị trường, để dựa vào đó  lập nên bản kế hoạch kinh doanh chuẩn nhất, đưa cửa hàng bánh mì phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh này.

1.1. Khách hàng

Nhu cầu mua bánh mì của khách hàng đến từ nhiều mục đích rất khác nhau nên cửa hàng cần khảo sát thật kỹ , xem xét vào tiềm năng của khách hàng để mang lại sản phẩm họ mong muốn. Ví dụ như khu vực đó gần trường học, bệnh viện thì nên tập trung sản xuất số lượng lớn bánh mì để vừa có thể cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ khác, vừa đảm báo cho số lượng khách hàng đông đảo. Có được nghiên cứu thật sâu về khách hàng thì càng dễ phát triển rộng lớn.

1.2. Đối thủ

Đây là mô hình kinh doanh mang lại rất nhiều sự cạnh tranh vì lãi suất mà nó mang lại. Nên khi mới vừa thành lập, khó có thể tránh khỏi yếu thế hơn đối thủ. Vậy nên hãy tìm hiểu yếu tố làm nên thành công của họ, họ tạo ra niềm tin đối với khách hàng như thế nào để có được những bài học  và áp dụng vào cửa hàng.

2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh tiệm bánh mì

Có những kiến thức nền về thị trường rồi nên những bước tiếp theo thực hiện khá dễ dàng cho chủ kinh doanh. Nhưng quá trình này cũng rất quan trọng để cửa tiệm bánh mì được thành lập.

2.1. Thành lập

2.1.1. Địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh tiệm bánh mì

Địa điểm kinh doanh bánh mì hợp lý

Lựa chọn mặt bằng thích hợp là một trong những điểm cốt lõi để khách hàng biết đến và thưởng thức bánh mì ở quán của bạn. Điều này phụ thuộc vào việc bạn chọn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, sở thích, hành vi của họ như thế nào. Nếu đối tượng là học sinh sinh viên với địa điểm gần các trường học, giá thành và không gian sẽ hoàn toàn khác với những vị khách là nhân viên văn phòng họ cần bánh mì cho bữa sáng và bữa trưa, do đặc thù công việc, giá thành với những món ăn này sẽ tính ra sao?Tuy nhiên bạn cần đảm bảo là những địa điểm kinh doanh này gần các khu dân cư, bệnh viện, trường học, công ty, … đông người qua lại, khi đó thì nhu cầu tiêu thụ bánh mì mới cao, kinh doanh mới có lãi.

2.1.2. Thủ tục pháp lý

Trong bước thành lập cửa hàng thì thủ tục pháp lý là điều không thể thiếu, cần chuẩn bị chỉnh chu và không thiếu sót. Cửa hàng bánh kem cần chuẩn bị giấy phép đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm , và có thể đăng kí thêm giấy sở hữu bản quyền cho sản phẩm mới.

2.1.3. Xác định hình thức kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn. Chẳng hạn như bạn có thể thuê lại mặt bằng để mở tiệm bánh mì, hoặc kinh doanh tại nhà, kinh doanh online, … hoặc thậm chí là kinh doanh bằng xe đẩy bán bánh mì giá rẻ cũng rất tiện lợi. Với loại hình nào cũng đều mang lại ưu điểm và khuyết điểm, miễn là hình thức đó phù hợp với đối tượng khách hàng đã xác định từ trước.

2.1.4. Vốn

Chuẩn bị một nguồn vốn ổn định để sẵn sàng đầu tư mọi chi phí cho quá trình kinh doanh là điều cần thiết nhất. Người kinh doanh nên chia vốn mình thành nhiều nhóm nhỏ. Ví dụ như vốn dành cho nguyên liệu, trang thiết bị; vốn dành cho chi phí vận hành hằng ngày; vốn dành cho nhân sự… Có rất nhiều khoản chi phí phải đầu tư nên phải thật sự xác định rõ những gì mình cần đầu tư để tránh lãng phí và hao hụt tài chính.

2.1.5. Nhân sự

Mô hình kinh doanh nào cũng cần có nhân sự để đi vào sản xuất và đi vào vận hành. Vậy nên tuyển dụng nhân sự theo chức năng để các bộ phận có thể kết hợp với nhau làm việc theo 1 quy trình thống nhất. Số lượng nhân viên ban đầu có thể ít để thử nghiệm xem còn thiếu hay dư công việc ở mảng nào. Từ đó thiết kế lại bộ phận nhân sự thật sự phù hợp với việc kinh doanh của cửa hàng.

2.2. Tập trung vào chất lượng sản phẩm

2.2.1. Nguyên liệu làm bánh mì

Bột bánh mì

Khi đã xác định thực hiện công việc kinh doanh bánh mì  bạn luôn phải chú ý tối đa về yếu tố chất lượng sản phẩm vì nó là mặt hàng thức ăn. Lựa chọn được nguồn cung cấp nguyên vật liệu an toàn, chất lượng nhất để tạo nên những chiếc bánh ngon và đạt tiêu chuẩn. Mặc dù đa số bánh mì làm từ bột mì, nhưng trên thị trường có vô vàng loại bột khác nhau từ chất lượng đến gái cả. Việc lựa chọn được đơn vị cung cấp nguyên liệu để hợp tác lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh khi phải đổi trả nguyên vật liệu.

2.2.2. Dụng cụ làm bánh mì

Dụng cụ làm bánh mì cơ bản

Dụng cụ làm bánh cũng cần chọn lọc thật kỹ để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giá cạnh tranh nhưng lại có chất lượng không tốt, làm cho chủ kinh doanh phải bỏ ra thêm một số tiền nữa để mua sắm lại các đồ dùng. Về máy móc thì cần lựa chọn những loại máy có độ bền và chịu được nhiệt cao vì số lượng sản phẩm được sản xuất rất nhiều. Hơn thế nữa phải lựa những máy có thể tiết kiệm điện để tránh tốn kém vô ích.Vậy nên lựa chọn cho mình một nhà cung cấp thật uy tín để có được những sản phẩm chất lượng cao.

Bạn có thể ham khảo trang web chuyên chung cấp dụng cụ làm bánh này để có được trang thiết bị đúng chuẩn: https://dvpmarket.com/

3. Chiến lược kinh doanh tiệm bánh mì

3.1. Đa dạng thực đơn

Tạo ra thực đơn thật đa dạng

Không phải kinh doanh bánh mì thì chỉ có thể bán bánh mì không. Đa dạng thực đơn có thể giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn, bạn có thể đa dạng thực đơn như bánh mì Sandwich, Coffee Bun, Coconut Bread, Doughnut, Focaccia Bread,… Những nguyên liệu cơ bản có thể giống nhau, bạn có thể dung nước chấm riêng biệt với từng loại bánh mì để tạo ra độ ngon riêng biệt cho từng loại bánh. Khi có nhiều hơn một sự lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Việc bán kèm các thức uống như sữa đậu nành, trà quất, nước ngọt với giá ưu đãi là một cách để tăng doanh thu.

3.2. Marketing

Không kém phần quan trọng đó chính là chiến lược quảng bá sản phẩm. Làm thế nào để một tiệm bánh mì mới mở mà lại được nhiều người biết đến? Chính là tạo ra chương trình khuyến mãi, để tạo được hiệu ứng đám đông, tạo không khí sôi nổi và khiến cho khách hàng phải quan tâm thường xuyên thì bạn cần phải tổ chức những chương trình khuyến mãi, giảm giá, đặc biệt là trong những ngày đầu khai trường, dịp lễ, hay những ngày cuối tuần, … Khách hàng khi săn được những đơn giảm giá thì họ sẽ rất vui vì có đồ ăn giá rẻ, họ sẽ theo dõi để săn những đơn tiếp theo, ngoài ra họ cũng giới thiệu đến các khách hàng khác về tiệm bánh mì của bạn: chương trình giảm giá hấp dẫn, đồ ăn ngon, …  Đổi lại bạn sẽ thu hút được một số lượng khách hàng rất lớn, kéo tương tác mạnh mẽ, 

3.3. Kinh doanh online

Không chỉ áp dụng quảng bá thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram để sản phẩm được biết đến rộng rãi mà còn có thể liên kết với các công ty giao đồ ăn nhanh trên thị trường.Hiện nay có rất nhiều hãng giao đồ ăn nhanh lớn như: GrabFood, Foody, Now, Baemin, GoFood, … các cửa hình kinh doanh online hay offline đều liên kết với các công ty này. Bởi vì sao? Khi liên kết với họ, tiệm bánh mì của bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trên hệ thống website và sẽ được quảng bá rộng rãi trên toàn quốc, … khách hàng cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm món ăn, đặt món ăn mà mình yêu thích. Còn về việc giao đồ ăn thì đã có các anh shipper rồi, bạn không cần phải lo nhé!

Kinh doanh cửa hàng bánh mì vừa dễ dàng lại vừa nhiều thách thức. Nhưng nếu có đam mê và kiên nhẫn thì sẽ vượt qua và phát triển rộng rãi. Bài viết này đã chia sẽ những kinh nghiệm mở tiệm bổ ích, đừng quên ghi lại và áp dụng vào công việc của bản thân nhé.

ID CODE: 0987654321
 

Sản phẩm tương tự