Cách làm cơm rượu nếp là món ăn dân dã thường sử dụng phổ biến vào dịp Tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tiêu diệt các sâu bọ, vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa. Cơm rượu có mùi vị hấp dẫn cùng thành phần dinh dưỡng phong phú, ngon và dễ ăn rất được nhiều người yêu thích.
Mỗi vùng miền sẽ có mỗi cách làm cơm rượu nếp khác nhau. Nhưng bao giờ hạt lúa nếp cũng phải là hạt ngon nhất, tròn mẩy và căng bóng kết hợp cùng với men rượu rồi đem ủ cho lên men tự nhiên. Cơm rượu thành phẩm mang hương vị ngọt nhẹ, thơm nồng mùi rượu nếp, hạt cơm ăn mềm và dẻo. Hãy cùng chúng tôi khám phá sự khác biệt trong cách chế biến món ăn này của người dân miền Bắc và miền Nam nhé.
- Gạo nếp lứt: 1kg
- Men rượu: 3 quả
- Dụng cụ: nồi gốm, túi zip có khóa, đũa, thìa, âu rộng, mâm, nồi cơm điện, chày cối,…
Bước 1: Vo sạch gạo nếp để ráo rồi cho vào nồi cơm điện nấu chín như kiểu đồ xôi. Sau đó múc cơm ra mâm lớn rồi trải đều mỏng cho nhanh nguội.
Bước 2: Phần men rượu đem xát với nhau để gỡ bỏ phần trấu rồi giãn cho thật mịn.
Bước 3: Cơm gạo nếp nguội thì rây một phần bột men vào và trộn đều. Sau đó rây tiếp phần men còn lại và trộn tiếp.
Bước 4: Dùng kéo cắt những lỗ nhỏ ở phần đáy túi zip và cho cơm men trộn và túi khóa lại. Đặt một chén nhỏ có trải tấm phên tre vào trong nồi gốm rồi đặt túi cơm vào đậy nắp để ủ. Phần rượu nước trong cơm sẽ chảy xuống ra ngoài nên men làm ra sẽ không bị cay.
Lưu ý:
- Ủ cơm rượu trong vòng 3 – 5 tiếng ở chỗ râm mát. Cơm rượu đạt độ ngon khi hạt cơm ngấu, rượu có vị ngọt, thơm mà không có vị chua hoặc cay.
- Sau khi ủ thì lấy chén nước rượu để rưới đều lên bề mặt cơm.
- Không nên ủ quá lâu sẽ khi cho phần rượu không ngon, bị cay, hạt cơm rượu bị xác.
- Rượu cơm men có vị thơm ngọt tự nhiên, dễ uống mà không cần cho thêm đường.
- Gạo nếp: 2 bát
- Men cơm rượu: 3 viên
- Nước lọc
- Muối: 1 chút
- Dụng cụ: âu rộng, nồi cơm điện, đũa, thìa, chày cối, màng bọc thực phẩm,…
Cơm vo thành từng viên tròn rất dễ ăn (Ảnh: Internet)
Bước 1: Vo gạo nếp sạch để ráo nước rồi cho vào nồi cùng chút muối, nước rồi nấu xôi. Cơm gạo nếp chín lấy ra mâm rồi dùng đũa xới tơi cho nguội.
Bước 2: Men rượu đem bóc hết vỏ trấu rồi cho vào cối giãn mịn.
Bước 3: Cho 1/4 muỗng cafe muối vào bát nước ấm để riêng.
Bước 4: Khi cơm vẫn còn hơi ấm thì dùng rây để rây men lên bề mặt xôi trộn đều và tiếp tục rây thêm một lớn men mỏng nữa.
Bước 5: Nhúng tay vào bát nước ấm rồi ngắt từng viên cơm men rượu và vo tròn. Làm lần lượt cho đến khi hết.
Bước 6: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô cơm men rượu và phủ thêm lớp khăn dày phía trên để nơi râm mát, tránh nắng gió. Ủ men cơm rượu khoảng 3 – 4 ngày là dùng được.
- Thời tiết và không gian ủ quyết định khá nhiều đến thời gian lên men của cơm rượu. Nếu trời nóng thì cơm lên men nhanh hơn, còn nếu trời mát, không có ánh nắng mặt trời thì cơm rượu làm ra sẽ ngon hơn.
- Cơm rượu nếp sau khi ủ có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Nếu để ngoài tủ lạnh sẽ khiến cho cơm nhanh bị chua và không thể tiếp tục sử dụng.
- Nếu muốn bảo quản rượu sữa lâu hơn, bạn có thể cho thêm chút rượu trắng vào và để ở nơi mát mẻ, có nhiệt độ ổn định.
- Khi làm cơm rượu không nên dùng các vật dụng hoặc hũ chứa bằng nhựa bởi nó tạo nên phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng cơm thành phẩm.
Cách làm cơm rượu hai miền Nam Bắc tuy có khác nhau đôi chút song vẫn cho ra thành phẩm cơm thơm mùi men, ngọt ngào mùi rượu sữa. Ăn cơm rượu thường xuyên không những tốt cho sức khỏe, cải thiện vị giác mà còn giúp hệ đường ruột hoạt động tốt hơn nữa đó.